Đối với các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 131 - 136)

III Giáo viên G viên 1084 1477 2013 2.408 1 Nhà trẻ G viên 11 10

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

3.3.3. Đối với các tổ chức xã hộ

- Trong phạm vi và khả năng của mình, các tổ chức xã hội cần phát huy tốt vai trò tham mưu để các nhà lãnh đạo và qui hoạch có cái nhìn khách quan đối với tình hình thực tế và đưa ra những chính sách phù hợp, hiệu quả nhất.

- Huy động sức mạnh của các thành viên, đoàn kết chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội; xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh tại địa phương.

KT LUN

CNH – HĐH là con đường phát triển mang tính tất yếu, khách quan và không thể thay thếđối với các nước đang phát triển muốn nhanh chóng đi lên, đuổi kịp các nước phát triển về kinh tế và những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam được Đảng ta xác định là có những nét đặc thù riêng cả về nội dung, hình thức, qui mô, cách thức thực hiện lẫn mục tiêu chiến lược. Đó là: (1) là một quá trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện. Có nghĩa là nó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuần tự và các bước đi nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất, … của các tác nhân tham gia quá trình. (2) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, công nghệđang diễn ra mạnh mẽ, nước ta không thể chờ thực hiện xong CNH rồi mới tiến hành HĐH, mà phải thực hiện đồng thời và đồng bộ CNH và HĐH như một quá trình thống nhất. (3) Quá trình CNH, HĐH ở nước ta có thể được rút ngắn. (4) - Quá trình CNH, HĐH ở nước ta có quan hệ chặt chẽ với việc từng bước phát triển kinh tế tri thức.

Long Thành - một huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai, cũng như hầu hết các địa phương khác, đã, đang và vẫn sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ quá trình CNH – HĐH đất nước với mục tiêu là trở thành một trung tâm công nghip và đô th ca Vùng kinh tế trng đim phía Nam và ca c nước.

Dựa vào các tiêu chí được xác định (theo GS. Đỗ Quốc Sam), huyện Long Thành (tính đến tháng 6 năm 2009) đã đạt được các tiêu chí về mặt kinh tế và môi trường, còn những tiêu chí về mặt xã hội vẫn chưa thểđạt được. Trong thời gian tới (năm 2015) huyện phải nỗ lực hết sức mới có thểđạt được những tiêu chí này, khó nhất vẫn là thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ đô thị hóa. Như vậy, về cơ bản, huyện Long Thành đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp trong thời kì CNH – HĐH dựa trên cơ sở là có những lợi thế từ vị trí địa lí mang tính chiến lược; tài nguyên thiên nhiên đa dạng, thích hợp vừa phát triển nông nghiệp, vừa phát triển công nghiệp và dịch vụ

với tốc độ nhanh; các nhân tố kinh tế - xã hội (đặc biệt là chính sách ưu tiên của nhà nước dành cho huyện, tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) cùng với bối cảnh quốc tế hết sức thuận lợi: toàn cầu hóa, khu vực hóa và tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.

Với những nỗ lực của mình, huyện Long Thành đã gặt hái được những thành quả to lớn trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp:

- Về kinh tế: giá trỉ sản xuất tăng cao; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ với xu hướng tích cực và phù hợp với quá trình CNH – HĐH; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa; mở rộng thị trường; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện; nâng cao tay nghề cho người lao động; thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế và khu vực; đồng thời tác động sâu sắc đến sự phát triển trong nội bộ tất cả các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ).

- Về xã hội: đời sống của người dân được cải thiện (mức sống được nâng cao, giải phóng sức lao động, hệ thống giáo dục, y tế được đảm bảo…); tạo ra công ăn việc làm đem đến thu nhập ổn định cho người lao động; góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế theo hướng hợp lí; thu hút lao động từ nơi khác đến; quá trình đô thị hóa tăng nhanh.

Tuy có nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng quá trình chuyển đổi kinh tế này cũng tạo ra những vấn đề tồn tại và khó tìm được hướng giải quyết thỏa đáng: sự bấp bênh của nền kinh tế do phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bên ngoài (thị trường, vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật); ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và khó có khả năng phục hồi; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; mức sống của người dân ngày càng chênh lệch; số lượng người di cư ngày càng đông tạo ra những vấn đề về nhà ở, việc làm, thu nhập; đất nông nghiệp bị thu hẹp về diện tích và bị bỏ hoang; và những tệ nạn xã hội vẫn chưa được khắc phục...

Làm thế nào để phát huy hết các lợi thế so sánh của huyện và khắc phục những khó khăn do quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp thời kì CNH – HĐH là một bài toán nan giải đòi hỏi tất cả các nhà quản lí, nhà kinh tế và các chuyên gia qui hoạch quan tâm và tìm cách giải quyết tối ưu nhất.

Phát triển kinh tế bền vững, hướng tới xây dựng một cuộc sống dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mới là mục đích cuối cùng của quá trình CNH – HĐH đất nước.

Trên con đường phát triển của mình, huyện Long Thành cần phải kiên định mục tiêu, nắm vững chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận dụng một cách sáng tạo, khoa học thì sẽ đạt được hiệu quả và trở thành huyn công nghip

trong tương lai không xa. Đồng thời sẽ khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển chung của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.

Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình thực hiện chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai là:

1. Trong quá trình chuyển đổi, công nghiệp được chú trọng để phát triển, dịch vụ được đầu tư nhưng tuyệt đối không được xem nhẹ ngành nông nghiệp – ngành đã gắn bó máu thịt với người nông dân và cần có những chính sách hỗ trợ hợp lí cho họ.

2. Xây dựng qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cần chú ý đến sự phát triển bền vững, tận dụng tối đa những lợi thế so sánh mà địa phương có được trong thời điểm hiện tại để phát triển kinh tế, đồng thời tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài.

3. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách của nhà nước trong các nhà máy xí nghiệp, các khu và cụm công nghiệp tập trung nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường.

4. Thực hiện các biện pháp và chính sách quản lí người nhập cư để tránh áp lực về việc làm, nhà ở và ngăn chặn tệ nạn xã hội.

5. Phát triển các khu và cụm công nghiệp phải đi đôi với việc hình thành các khu đô thị được chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.

6. Thực hiện nghiêm túc qui trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quản lí chặt chẽ diện tích đất nông nghiệp để hạn chế việc sử dụng sai mục đích và làm giàu bất chính của một số cá nhân hám lợi.

7. Công khai qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cho người dân, thực hiện đúng chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra của Đảng và nhà nước.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm từ thực tế quá trình chuyển đổi kinh tế huyện Long Thành. Hi vọng những bài học này sẽ giúp ích được cho những huyện đi sau phát huy được lợi thế của mình và tránh được những bất cập đáng tiếc.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)