Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội huyện Long Thành

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 55 - 58)

X 5 Đất xám trên phú sa cổ Arenic Acrisolc 7.239,20 13,54 g 6 Đất xám gley trên phú sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57 6,

2.1.4.Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội huyện Long Thành

xã hi huyn Long Thành

2.1.4.1. Bối cảnh trong nước a. Bối cảnh trong nước nói chung

Sau 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010, nền kinh tếđất nước đã có bước phát triển mới, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 đạt khá cao, bình quân 7,5%/năm; tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%, GDP bình quân đầu người được nâng lên trên 1.000 USD (Báo cáo của Ban tuyên giáo TW Đảng). [1]

Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành và bắt đầu vận hành có hiệu quả; môi trường pháp lí chính sách được tăng cường xây dựng, bổ sung đồng bộ theo hướng

hội nhập; tiến trình cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế bước đầu đã có tác động tích cực đến thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết TW IX (khóa IX) đã đánh dấu bước đổi mới mạnh mẽ hơn về tư duy kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để hoạch định cơ chế chính sách thông thoáng trong việc thu hút các nguồn lực và cải thiện môi trường đầu tư.

Hoạt động kinh tếđối ngoại được đẩy mạnh, việc mở rộng kí kết các hiệp định thương mại và trao đổi hợp tác đầu tưđa phương và song phương, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có ý nghĩa rất quan trọng mở ra nhiều cơ hội để có thể phát triển kinh tế nhanh hơn trong thời kì mới. Hiện số nước có quan hệ trao đổi hợp tác quốc tế và thương mại, đầu tư với nước ta đã lên đến hơn 220 nước và lãnh thổ trong tổng số 250 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam với các nền kinh tế và cũng là những thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kì ngày càng được củng cố và mở rộng toàn diện đem lại những tiềm năng lớn về hợp tác quốc tế cùng phát triển.

Quá trình đổi mới cơ chế chính sách quản lí, xây dựng hệ thống pháp luật và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư của nước ta được các bạn bè, đối tác đồng tình, ủng hộ. Bối cảnh phát triển và hội nhập tuy có những thách thức nhưng mở ra cơ hội to lớn và điều kiện thuận lợi để khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhanh CNH-HĐH.

Quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của nước ta trong thời kì tới được dự báo ngày càng thu được những kết quả tích cực hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển.

b. Bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trong đó có tỉnh Đồng Nai) đang là vùng kinh tế phát triển sôi động, giá trị tổng sản phẩm hiện chiếm trên 40% GDP cả nước, GDP bình quân đầu người xấp xỉ gần 1300 USD; giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân 8,4%/năm. Từ 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng của vùng luôn xấp xỉ 10% (năm 2006: 11,42%, năm 2007: 9,54%, năm 2008: 11,16%). Ngoài ra, đây còn là trung tâm công nghiệp tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp,

đồng thời là trung tâm đô thị lớn nhất trong nước, tỉ lệ dân số chiếm gần 50%. [27] Tuy phát triển kinh tế nhanh nhưng hiện nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về môi trường, kết cấu hạ tầng quá tải, cải thiện điều kiện sinh hoạt (nhà ở, cấp nước…) và nâng cao mức sống cho người lao động theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế. Do xây dựng trạm xử lí nước thải khu công nghiệp, khu đô thị chưa kịp thời đã làm ô nhiễm nguồn nước một số nơi thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Thời kì tới, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với xuất phát điểm đã đi trước một bước so với nhiều vùng khác trong nước, được dự báo sẽ tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thểđạt trên 10% trong từng giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ là một cơ hội tốt để tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành nói riêng phát huy tiềm năng của mình để phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.4.2. Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệđang có những bước nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và làm biến đổi nhanh các lĩnh vực xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng. Mặt khác, mở cửa và hội nhập đang trở thành xu thế và con đường tất yếu của mọi quốc gia. Toàn cầu hóa nền kinh tếđang diễn ra hết sức mau lẹ, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa gia tăng sức ép cạnh tranh đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như nước ta. Vì vậy, không chỉđối với tỉnh Đồng Nai, mà từng huyện cần xác định rõ hướng đi cho mình, sao cho vừa phát huy được những lợi thế so sánh, vừa tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường, phù hợp với định hướng của cả tỉnh và của cả nước. Cụ thể:

- Sớm hình thành đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông, hạ tầng các khu công ngiệp; đồng thời kiến nghị với tỉnh được thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngoài, trong đó hướng vào các ngành mà tỉnh đang ưu tiên đầu tư.

- Đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi theo hướng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh có tỉ trọng hàng hóa cao; tích cực ứng dụng tiến bộ kĩ thuật để nâng cao chất lượng các nông sản hàng hóa, chú trọng các sản phẩm sạch và sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao.

- Tập trung cao độ cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực để có thểđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hòa mình vào trong bối cảnh chung của cả nước và của thế giới, huyện Long Thành có nhiều cơ hội cũng như thách thức phát triển kinh tế xã hội mà trước mắt chính là quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 55 - 58)