Giai đoạn trước

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 60 - 64)

X 5 Đất xám trên phú sa cổ Arenic Acrisolc 7.239,20 13,54 g 6 Đất xám gley trên phú sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57 6,

2.2.1.Giai đoạn trước

Sau khi đất nước được giải phóng, Long Thành (bao gồm cả Nhơn Trạch – sáp nhập tháng 1 năm 1976) cũng như các địa phương khác phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là vấn đề giải quyết ruộng đất và thủy lợi cho người dân để đảm bảo nhu cầu lương thực, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Việc làm đầu tiên của Ban Lãnh đạo huyện là thực hiện quyết định 80/CP của Chính phủ về việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ, của những người cố tình chạy theo địch, bỏ lại đất hoang để chia lại cho những người nông dân không có đất. Đồng thời thành lập vùng kinh tế mới gồm 3 xã: Bàu Cạn, Suối Trầu, Cẩm Đường. Phong trào làm thủy lợi được phát động mạnh mẽ trong 21 xã và đã đào đắp được 22 con đập, 18 hồ chứa nước và nạo vét được 7.600m kênh mương. Phòng vật tư và ngân hàng của huyện cũng đã tạm ứng vốn và cung cấp phân bón, giống và các vật dụng khác để phục vụ nông nghiệp... (tổng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp chiếm 61%, 15% cho giao thông và 24% cho các ngành khác).Với những nỗ lực trên, kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện là đã khai hoang được 4.473ha, phục hóa được 1.503ha đất. [23]

Theo báo cáo của ngân hàng huyện Long Thành (năm 1976), ngân hàng cho người dân vay vốn với 2 hình thức là ngắn hạn và dài hạn, song tất cả đều phục vụ cho nông nghiệp như vay mua phân bón, mua giống, thuế và sửa chữa dụng cụ làm nông nghiệp, mua thức ăn gia súc, mua máy cày, trâu cày… Và trong báo cáo của ngành Tài chính huyện thì các nguồn thu, chi của huyện cũng là các sản phẩm nông nghiệp và tiền mặt từ việc sản xuất nông nghiệp.

Trong các lĩnh vực khác, thời gian này huyện chú trọng nhiều đến việc ổn định đời sống cho người dân như bảo vệ trật tự trị an, thực hiện chính sách xã hội… còn sản xuất công nghiệp thì chưa được nhắc tới trong bất kì một báo cáo nào mặc dù có một vài cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Từ những phân tích trên cho thấy: sau khi được giải phóng, huyện Long Thành là một huyện sản xuất nông nghiệp hoàn toàn (tính chất thuần nông).

Cho đến Đại hội Đảng bộ huyện Long Thành lần thứ I (nhiệm kì 1977-1978), ngành công nghiệp của huyện đã được cho là phát triển hơn một bước với 7 cơ sở quốc doanh (có 75 công nhân làm việc), 5 tổ hợp làm ăn dưới dạng tập thể và làm ăn có hiệu quả như trại mộc, nhà máy xay xát, chế biến nông sản… thu được tổng giá trị 1.588.633 đồng. [18]

Để phục vụ tốt hơn cho nông nghiệp và các nhu cầu khác trong xã hội, ngành công nghiệp trong huyện cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Hiểu rõ được điều đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Long Thành lần thứ I đã đề ra: “Ra sức học tập nắm vững những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương chính sách của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để tiến hành cải tạo nông nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực; kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng là chủ yếu; cải tiến một bước lưu thông phân phối, phát triển một bước y tế, giáo dục, văn hóa; không ngừng củng cố an ninh - quốc phòng, trật tự xã hội. Trên cơ sở đó, ra sức củng cố xây dựng chi bộ - chính quyền và các đoàn thểở cơ sở. Hoàn chỉnh một bước về tổ chức cấp huyện thành cấp kế hoạch toàn diện; từng bước khẩn trương xây dựng huyện Long Thành thành một huyện nông – công nghiệp vững mạnh [18].Có nghĩa là nông nghiệp được xác định là ngành trọng yếu, công nghiệp và dịch vụ phát triển với mục đích cao nhất chỉ là để phục vụ tốt hơn cho nông nghiệp.

Tuy có một quyết tâm cao nhưng trong suốt một thời gian dài, công nghiệp của huyện vẫn phát triển chậm và không có những bước đột phá. Năm 1985 phần lớn đóng góp trong nền kinh tế là của ngành nông nghiệp (gần 90%), trong khi công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ (chưa đến 10%) .

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với những nội dung cơ bản:

- Đổi mới tư duy.

- Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và 3 chương trình kinh tế lớn. - Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.

- Là năm khởi đầu thực hiện xây dựng khu lọc hóa dầu Thành Tuy Hạ, theo chỉ thị của trung ương, kinh phí do trung ương đầu tư.

- Sắp xếp lại cơ chế sản xuất, mở rộng đầu tư hàng hóa, nguyên vật liệu trong dân.

Ngành công nghiệp huyện Long Thành đã có những khởi sắc: huyện ủy đã duyệt và cắt 500 ha đất trên khu lòng chảo Nhân Trạch để Trung ương xây khu lọc dầu. Đồng thời tiến hành xây dựng các hạng mục công trình liên quan như khởi công xây dựng nhà hát lớn của huyện với sức chứa 3.000 – 5.000 người nhằm phục vụ cho người dân khi khu lọc hóa dầu được hoàn thành. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác cũng có những thành tựu đáng kể: mở thêm được 17 lò gạch, thành lập thêm 1 hợp tác xã đan mây tre, xay xát được 100.000 ngàn tấn lương thực… Song những đóng góp này của ngành công nghiệp vẫn chưa đủ để huyện thực hiện mục tiêu là trở thành một huyện nông – công nghiệp vững mạnh vì nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quá lớn trong nền kinh tế.

Cho đến năm 1994, trước khi Nhơn Trạch tách khỏi Long Thành thì Long Thành vẫn chỉ là một huyện nông – công nghiệp với tỉ trọng giá trị của các ngành: nông nghiệp chiếm 79,87%, công nghiệp chiếm 10,17%, dịch vụ chiếm 9,96%. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động của huyện trong các ngành kinh tế cũng thể hiện đặc điểm của huyện Long Thành: lao động trong nông nghiệp là 89,95%, công nghiệp là 7,24%, dịch vụ là 2,81%. Điều này cho thấy huyện vẫn chưa thể chuyển mình thành một huyện công – nông nghiệp (lấy công nghiệp làm ngành sản xuất chính).

2.2.2. T 1995 đến 2005

Chỉ sau 1 năm tách Nhơn Trạch ra khỏi Long Thành (năm 1995), nền sản xuất trong huyện đã có những bước phát triển tiến bộ. Trong nông nghiệp: thực hiện Nghị quyết Trung ương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp trong huyện đã phát triển mạnh, phần lớn diện tích, năng suất, sản lượng các

loại cây trồng chủ lực liên tiếp tăng hằng năm, số lượng đàn trâu, bò (đặc biệt là bò sữa) tăng mạnh (23.430 con), phong trào nuôi gà, vịt và đào ao nuôi tôm, cá cũng phát triển rầm rộ; chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây công nghiệp như cao su, mía, bông vải, dâu tằm và cây ăn trái… đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân. Trong công nghiệp: giá trị tổng sản lượng đã tăng lên 10,176 tỉ đồng, tăng 9,6% so với năm 1993; có thêm hàng trăm cơ sở sản xuất được hình thành; thu hút khoảng 3.000 lao động tham gia sản xuất vào các ngành công nghiệp địa phương với số vốn đầu tư 18,766 tỉ đồng; mặt khác, trên cơ sở qui hoạch của Trung ương và tỉnh thì trên địa bàn huyện hình thành 3 khu công nghiệp lớn. Các ngành dịch vụ cũng từ đó phát triển mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Kết quảđạt được trong năm 1995, tỉ trọng đóng góp của các ngành kinh tế vào cơ cấu GDP huyện có những thay đổi lớn: công nghiệp – xây dựng: 39,4%, nông – lâm nghiệp: 33,2%, dịch vụ: 27,4%. Tổng giá trị GDP theo giá thực tế đạt 655 tỉ đồng, nâng mức thu nhập của người dân lên 3,736 triệu đồng… Với kết quảđạt được đáng tự hào trên, nền kinh tế của huyện thật sự đã chuyển mình và trở thành một huyện sản xuất công – nông nghiệp theo đúng Nghị quyết Đại hội Đại biểu huyện Long Thành nhiệm kì VI đã đề ra. [18]

Từ năm 1995 đến năm 2005, tất cả các ngành kinh tế trong huyện đều phát triển với giá trị năm sau luôn lớn hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng luôn đạt giá trị dương. Trong 3 khu vực kinh tế, do ảnh hưởng của quá trình CNH – HĐH đất nước, ngành công nghiệp của huyện luôn luôn có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh nhất, đồng thời luôn chiếm một vị trí cao trong nền kinh tế: năm 2005, tỉ trọng ngành công nghiệp đã chiếm tới 61,0% trong GDP (gấp 1,55 lần so với năm 1995); ngược lại, ngành nông nghiệp lại có tỉ trọng giảm mạnh (trong thực tế, giá trị ngành nông nghiệp luôn tăng nhưng tốc độ chậm hơn rất nhiều so với công nghiệp), từ 33,2% năm 1995 xuống còn 16,2% năm 2005 (giảm 17%); ngành dịch vụ cũng tương tự ngành nông nghiệp nhưng do tốc độ tăng giá trị nhanh hơn ngành nông

nghiệp nên tốc độ giảm về tỉ trọng cũng chậm hơn: từ 27,4% năm 1995 xuống còn 22,8% năm 2005 (giảm 4,6%) trong cơ cấu GDP.

Bên cạnh những yếu tố trên, ngành công nghiệp của huyện còn thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống của người dân; là một trong những nhân tố quan trọng để huyện thu hút đầu tư từ bên ngoài và đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, giúp cải thiện cuộc sống người dân trong huyện bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 1995 đến 2005 cũng có cơ cấu với nhiều biến động: năm 1995, số người làm việc trong ngành nông lâm nghiệp là 77.358 người, chiếm 85,55%, trong công nghiệp và xây dựng là 5.996 người, chiếm 6,63%, dịch vụ là 7.076 người, chiếm 7,82%; nhưng đến năm 2005, cơ cấu lao động hoạt động trong các ngành kinh tế đã thay đổi: nông lâm ngư nghiệp là 36.397 người, chiếm 31,31%, công nghiệp và xây dựng là 49.603 người, chiếm 42,67%, trong dịch vụ là 30.248 người, chiếm 26,02%.

Với những kết quảđạt được như trên, trong giai đoạn từ 1995 đến 2005, huyện Long Thành xứng đáng được đánh giá là một huyện có nền sản xuất công – nông nghiệp vững mạnh trong thời kì CNH – HĐH nhưng chưa thể trở thành một huyện công nghiệp.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 60 - 64)