Những tiêu chí công nghiệp cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 32 - 37)

Ở nước ta, quá trình CNH - HĐH có nhiều nét khác biệt với các nước trên thế giới, do vậy các tiêu chí đánh giá cụ thể nhằm xem xét nước ta đã cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 hay chưa khó có thể tuân theo tiêu chí của các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu tại Việt Nam [9], có thể dựa vào một số tiêu chí chủ yếu sau đểđánh giá:

- Về cơ cấu kinh tế: Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP đạt 90% trở lên, trong đó tỉ trọng công nghiệp đạt khoảng 40-45% GDP, tỉ trọng nông nghiệp còn khoảng 10% trở xuống; tổng đầu tư xã hội/GDP đạt trên dưới 40%; kết cấu hạ tầng đáp ứng đầy đủ cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội. [19]

- Về hội nhập kinh tế quốc tế: Đạt trình độ cao (độ mở cửa nền kinh tếđạt trên 90%; tốc độ tăng xuất khẩu gấp 2-3 lần tốc độ tăng GDP; hội nhập với thị trường thế giới về nhiều lĩnh vực; hội nhập với thông lệ quốc tế và các thể chế,… ).

- Về trình độ hiện đại hóa: Năng suất lao động xã hội đạt khoảng 10.000USD/lao động.năm; áp dụng công nghệ hiện đại khoảng trên 60%; tỉ trọng lao động phi nông nghiệp đạt 70-75% trở lên; tỉ trọng lao động có trình độ cao đạt

khoảng 30% trở lên; áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lí nhà nước và quản lí nền kinh tế (100% công sở và doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin)…

- Về mức sống và văn hóa xã hội: Chỉ số HDI đạt nhóm 30-40 số nước trên cùng của thế giới; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD; tỉ lệ lao động được đào tạo đạt trên 70%; hoàn thành phổ cập THCS trong phạm vi cả nước; tuổi thọ bình quân là 75; nhà ởđô thịđạt trên 20m2/người; cả nước không còn hộ nghèo; hệ số GINI nhỏ hơn 0,4.

Dựa trên những luận điểm và cơ sở trên, GS. Đỗ Quốc Sam đã đưa ra các tiêu chí xác định với những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam sao cho vừa đảm bảo tính đại diện cho từng tiêu chí, tính khả thi cao (nghĩa là có đủ các số liệu thống kê tương ứng để tính toán và so sánh quốc tế) và các chỉ tiêu phải độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Ông đã đưa ra các tiêu chí như sau:

- Tiêu chí kinh tế: dựa vào các chỉ tiêu GDP bình quân đầu người; tỉ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp trong GDP; tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động.

- Tiêu chí khoa học công nghệ: dựa vào tỉ lệ kinh phí đầu tư cho giáo dục trong GDP; số sinh viên đại học trên 10.000 dân; tỉ lệ sử dụng internet trong tổng dân số; tỉ lệ hàng công nghệ cao trong tổng số hàng công nghiệp chế tác xuất khẩu.

- Tiêu chí xã hội: dựa vào tỉ trọng dân sốđô thị trong tổng dân số; chênh lệch giữa nhóm 20% dân số thu nhập cao nhất và thấp nhất; số bác sĩ trên 1.000 dân.

- Tiêu chí tài nguyên môi trường:dựa vào tỉ lệ sử dụng nước sạch và tỉ lệ rừng che phủ.

Danh mục các chỉ tiêu của ông đưa ra tuy vẫn chưa phản ánh hết đặc trưng CNH của nước ta, song tương đối thuận tiện cho khâu tìm kiếm số liệu trong và ngoài nước trong giai đoạn đầu nghiên cứu.

Bảng 1.3: Chỉ tiêu CNH do Đỗ Quốc Sam đưa ra TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ CHUẨN CNH MỨC 2005

1 GDP bình quân đầu người USD > 5000 640

2 Tỉ trọng NN/GDP % 10 21

3 Tỉ trọng lao động NN % <30 54

4 Tỉ lệđô thị hóa % >50 27

5 Chênh lệch thu nhập nhóm 20% dân số cao/số thấp Lần 4 4,9

6 Số bác sĩ/1.000 dân % 1 0,62

7 Chi phí khoa giáo/GDP % 8 6,4

8 Số sinh viên/10.000 dân % 15 16,7

9 Sử dụng Internet/dân số % 25 12,9

10 Tỉ lệ công nghệ cao trong hàng chế tác xuất khẩu % 12 6

11 Sử dụng nước sạch/dân số % 100 85

12 Độ che phủ cây xanh % 42 38,8

Nguồn: [trang 8, 20]

Các số liệu trong bảng chỉ tiêu được ông lấy từ WDI của Ngân hàng Thế giới, Niên giám thống kê Việt Nam, có tham khảo CHELEM, sơ sở dữ liệu của Tổng ủy Kế hoạch Pháp và PWT, cơ sở dữ liệu của trường Đại học Pennsyl-vania của Mỹ.

Các giá trị chuẩn của các chỉ tiêu trong bảng có thểđược chọn lựa theo số liệu bình quân của các nước đi trước khi đã hoàn thành quá trình CNH, gồm khoảng gần 20 nước phát triển nhất vào những năm 60 và 70 của thế kỉ trước. Những chỉ tiêu liên quan đến công nghệ mới và vấn đề môi trường có thể tham khảo số liệu của các nước công nghiệp hóa mới vào đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX.

Đối với một lãnh thổ nhỏ (tỉnh, huyện hay xã) ở Việt Nam, để xác định những chỉ tiêu cho quá trình CNH – HĐH có thể dựa vào bảng chỉ tiêu của Đỗ Quốc Sam nhưng cần lược bỏ những chỉ tiêu mà trong lãnh thổấy không thể tính toán được vì cấp lãnh thổ quá nhỏ. Như vậy, để đánh giá huyện Long Thành trên con đường thực hiện CNH – HĐH có thể dựa vào các tiêu chí sau:

- Về kinh tế: Có thể dựa vào thu nhập của người dân (thường được nhắc tới là GDP/người) trong năm: được GS Đỗ Quốc Sam xác định thấp hơn mức trung bình của các nước đã tiến hành xong CNH (do đặc thù ở Việt Nam là chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và đi lên từ một nước thuần nông nên có xuất phát điểm thấp và chỉ mới tiến hành các chính sách đổi mới nền kinh tế cách đây hơn 20 năm (1986), chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới). Và ông đã đưa ra chỉ tiêu chung của cả nước: phải đạt thu nhập bình quân đầu người là 5.000USD. Đối với huyện Long Thành cũng như các lãnh thổ tương đương cấp huyện, cần phải cố gắng thật nhiều mới có thể đạt được tiêu chí này vì đây là một tiêu chí khá cao và khó đạt tới. Tiêu chí này giúp xác định được mức sống của người dân, sự tăng giảm của chỉ số này cho biết mức độ ổn định và phát triển của nền kinh tế đang theo chiều hướng như thế nào, đồng thời thấy được nền kinh tế trên lãnh thổ có bấp bênh hay không, có phụ thuộc vào yếu tố thị trường hay biến động từ bên ngoài hay không? Ngoài ra, có thể dựa vào cơ cấu phân theo ngành kinh tế trong GDP (mặc dù trên thế giới không tính GDP cho lãnh thổ nhỏ hơn quốc gia nhưng ở Việt Nam, tất cả các địa phương đều tính GDP nên đây là một lợi thế để lựa chọn tiêu chí này): các ngành sản xuất phi nông nghiệp phải đạt từ 90% trở lên, trong đó công nghiệp phải chiếm trên 40%, nông nghiệp chỉ chiếm dưới 10%. Chỉ tiêu này có thể cho biết vai trò đóng góp giá trị của các ngành kinh tế trong tổng thể chung, qua đó thấy được ngành nào quan trọng nhất, đồng thời thấy được sự phát triển của nền kinh tế; Trong tiêu chí này còn có chỉ tiêu cơ cấu lao động hoạt động trong các ngành kinh tế: tỉ trọng lao động phi nông nghiệp đạt từ 70% trở lên, còn lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm dưới 30%. Đây là chỉ tiêu có thể cho thấy được mức độ tập trung dân cư trong các ngành kinh tế, qua đó thể hiện sự thu hút

của các ngành này và vai trò của nó trong việc cải thiện cuộc sống của người dân, đồng thời thấy được phần nào mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa trong các ngành kinh tế.

- Về xã hội: dựa vào tỉ trọng dân sốđô thị trong tổng dân số, số bác sĩ / 1000 dân. Các tiêu chí này sẽ cho thấy được mức độ phát triển của xã hội và sựđáp ứng nhu cầu của nó cho người dân như thế nào…

- Về khoa học công nghệ: dựa vào số sinh viên/10.000 dân. Tiêu chí này không chỉ cho thấy mức độ đầu tư cho giáo dục của mỗi địa phương mà còn cho thấy được trình độ của dân trí tại địa phương đó cũng như mức độ đáp ứng về lao động có tri thức như thế nào…

- Về môi trường: dựa vào tỉ lệ sử dụng nước sạch / dân số và độ phủ xanh rừng. Hai chỉ tiêu này cho thấy mức độ an toàn của môi trường và sự bảo đảm để phát triển bền vững của địa phương.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)