Ở HUYỆN LONG THÀNH TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Là cơ sở quan trọng để huyện chọn lựa phương án phát triển các ngành kinh tế sao cho phù hợp với những thế mạnh và khắc phục những khó khăn trong tự nhiên đểđảm bảo phát triển ổn định, bền vững.
2.1.2.1. Địa hình
Huyện Long Thành nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc. Toàn huyện được chia thành 2 dạng địa hình chính với những đặc điểm chủ yếu sau:
- Dạng địa hình đồng bằng ven sông: phân bố về phía Tây quốc lộ 51, thuộc địa bàn của 8 xã với diện tích tự nhiên khoảng 10.000ha, chiếm 20% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó có thể chia thành 2 khu vực nhỏ:
+ Khu vực đồng bằng ven sông Đồng Nai: bao gồm toàn bộ diện tích các xã An Hòa, Long Hưng, Tam An và một phần diện tích các xã Phước Tân, An Phước, Tam Phước. Vùng này được bồi đắp bởi phù sa của sông Đồng Nai, địa hình bằng phẳng, có độ cao bình quân biến đổi từ 0,6 – 1,5m, gần nguồn nước ngọt, thích hợp cho việc trồng lúa nước và đang là vùng trọng điểm sản xuất lúa 2-3 vụ của huyện.
+ Khu vực đồng bằng thấp trũng ven sông Thị Vải: bao gồm một phần diện tích các xã Phước Thái và Long Phước, có cao độ trung bình biến đổi từ 0,1-1,2m, chịu sự chi phối bởi nguồn nước của sông Thị Vải, nên chỉ có 6-7 tháng trong năm có nước ngọt (tháng V đến tháng XI), còn lại 5-6 tháng bị nước mặn xâm nhập (tháng XII đến tháng IV năm sau), do đó chỉ có thể phát triển rừng ngập mặn hoặc trồng 1 vụ lúa.
- Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng: phân bố về phía Đông quốc lộ 51, diện tích tự nhiên 43.482ha, chiếm 80% diện tích toàn huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 5-117m, độ dốc dao động từ 3-150, tiêu thoát nước dễ, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp. Tuy nhiên do địa hình cao, nguồn nước mặt hiếm nên đa phần diện tích của vùng này thích hợp với các cây trồng cạn như hoa màu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
2.1.2.3. Thổ nhưỡng
Theo bản đồ đất tỉ lệ 1/25.000, huyện Long Thành có 6 nhóm đất với 12 đơn vị bản đồđất như sau: Bảng 2.1: Các loại đất ở huyện Long Thành Tên đất Diện tích Kí hiệu Việt Nam Theo WRB Ha % I. Nhóm đất phèn 3.680,26 6,88 Sp1Mm 1. Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn Epiproto Thionic Fluvisols 1.145,66 2,14 Sp2 2. Đất phèn tiềm tàng sâu Endoproto Thionic
Fluvisols