Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 50 - 55)

X 5 Đất xám trên phú sa cổ Arenic Acrisolc 7.239,20 13,54 g 6 Đất xám gley trên phú sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57 6,

2.1.3.Điều kiện kinh tế xã hộ

Đây là cơ sở quan trọng để huyện chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp bởi ởđây có nhân tố con người.

2.1.3.1. Dân cư

Theo số liệu của Phòng Thống Kê huyện Long Thành, dân số và lao động của huyện qua các năm như sau:

a. Dân số

Năm 2008, dân số toàn huyện là 236.201 người, mật độ dân số trung bình 437 người/km2, đứng vào hàng thứ 5 so với các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên có sự phân bố dân số không đồng đều giữa các xã, trong đó hầu hết các xã dọc theo QL 51 có mật độ dân số cao, đang có xu hướng hình thành các khu dân cư tập trung có qui mô lớn; ngược lại các xã vùng sâu như Bình Sơn, Long Đức, Lộc An, Cẩm Đường… có mật độ dân số thấp.

Bảng 2.2: Thống kê dân số huyện Long Thành thời kì 1995-2008 Hiện trạng từ năm 1995-2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2000 2005 2006 2007 2008 1. Dân số trung bình Người 175.238 192.890 212.692 220.903 229.315 236.201 - Thành thị Người 20.154 22.732 25.757 26.674 27.126 27.514 - Nông thôn Người 155.084 170.158 186.935 194.229 202.189 208.687 2. Tỉ lệ phát triển dân số % 2,40 2,23 3,27 3,86 3,81 3,00 - Tăng dân số tự nhiên % 1,50 1,31 1,2 1,12 1,11 1,1 - Tăng dân số cơ học % 0,90 0,93 2,07 2,74 2,70 1,9 3. Mật độ dân số Người/km 2 328 361 394 409 425 437

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành

Tốc độ phát triển dân số thời kì 1995-2000 khá cao (2,23-2,40 %/năm) và từ sau năm 2001 trở lại đây tăng nhanh hơn (trên 3,00 %/năm), chủ yếu là do gia tăng cơ học còn gia tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm dần (chỉ còn 1,10% năm 2008). Điều này làm cho mật độ dân số trung bình của huyện tăng lên nhanh chóng (từ 328 người/km2 năm 1995 lên 437 người / km2 năm 2008, chứng tỏ huyện có một sức hút rất lớn đối với những người di cư.

b. Lao Động

Năm 2008, lao động trong huyện có 136.997 người (chiếm 58% dân số toàn huyện), trong đó, lao động có việc làm là 130.334 người (chiếm 95,13% lao động xã hội).

Cơ cấu lao động xã hội của huyện thời kì này có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỉ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp giảm từ 85,6% năm 1995 xuống còn 27,6% năm 2008, tương ứng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 6,6% lên 44,8% và tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 7,8% lên 27,6%.

Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Long Thành thời kì 1995 – 2008 Hiện trạng từ năm 1995-2008 Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2005 2006 2007 2008 1. Số người trong độ tuổi lao động Người 93.253 115.859 122.078 127.719 132.583 136.997 - Tỉ lệ so với tổng dân số % 53 60 57,4 57,8 57,8 58,0 2. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế Người 90.421 108.355 116.248 121.480 126.106 130.334 - Tỉ lệ so với lao động trong độ tuổi % 97 94 95,2 95,11 95,11 95,13 - Nông nghiệp Người 77.358 75.406 36.397 36.341 36.167 36.013 - Công nghiệp – xây dựng Người 5.996 10.802 49.603 53.201 55.928 58.428 - Dịch vụ Người 7.067 22.147 30.248 31.938 34.011 35.893 3. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp % 85,6 69,6 31,3 29,9 28,7 27,6 - Công nghiệp – xây dựng % 6,6 10,0 42,7 43,8 44,3 44,8 - Dịch vụ % 7,8 20,4 26,0 26,3 27,0 27,6

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành

Thống kê lao động huyện Long Thành theo trình độ chuyên môn thấy được: năm 2000, toàn huyện có 8.528 lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, chiếm 8,8% so với tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và đến năm 2003, số lao động có chuyên môn kĩ thuật của huyện tăng lên 12.088 lao động, chiếm 11,2% so với tổng lao dộng đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 2,4% so với năm 2001.

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 ở 18 xã (nông thôn) trong huyện đã có nhiều tiến bộ hơn, cụ thể:

Bảng 2.4: Lao động nông thôn huyện Long Thành phân theo trình độ chuyên môn năm 2006 TT Trình độ Số người (người) Tỉ lệ (%) 1 Tổng số 104.168 100

2 Chưa qua đào tạo và không có bằng/chứng chỉ chuyên môn

86.997 83,52

3 Sơ cấp, công nhân kĩ thuật 6.675 6,41

4 Trung cấp 6.003 5,76

5 Cao đẳng 1.645 1,58

6 Đại học trở lên 2.848 2,73

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Long Thành)

Có thể xem đây là một trong những cố gắng về phát triển nguồn nhân lực của huyện. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của quá trình CNH, HĐH thì vẫn còn thấp.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

Đã được đầu tư trên nhiều lĩnh vực và ngày càng mở rộng hơn về số lượng, nâng cao về chất lượng để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của huyện.

- Về giao thông vận tải: xây dựng mạng lưới giao thông vận tải với sựđa dạng về loại hình, nâng cấp về phương tiện, bảo đảm cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của huyện, của tỉnh mà còn cả của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

+ Đường bộ: Hệ thống các tuyến đường đang được nâng cấp và mở rộng từ đường quốc lộ cho đến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã… Bên cạnh đó, các tuyến đường mới cũng đang được hình thành, nếu đưa vào hoạt động, vị trí của Long Thành sẽđược nâng cao hơn như 3 tuyến đường cao tốc (1) Biên Hòa – Vũng Tàu, (2) thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, (3) Bến Lức – thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành (nối vào sân bay Long Thành).

+ Đường thủy: hiện tại trên địa bàn huyện đã tồn tại một số cảng sông nhưng chủ yếu là dùng vào việc sản xuất chứ chưa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Trong tương lai, trên địa bàn huyện sẽ nâng cấp và tạo mới 11 cảng sông và hình thành 3 bến tàu khách trên sông Đồng Nai, sông Thị Vải và rạch Nước Lạnh (xã Tam An) để phục vụ không chỉ nhu cầu vận chuyển hàng mà còn phục vụ vận tải hành khách trong và ngoài huyện.

+ Đường sắt: trên địa bàn huyện sẽ có 2 tuyến đường sắt chạy qua và 5 nhà ga: chạy song song với quốc lộ 1, vòng tránh thành phố Biên Hòa dài 14,1 km; chạy song song và kẹp giữa quốc lộ 51 và đường cao tốc dài 32,5 km; nhà ga ở các xã Phước Tân, An Hòa, Long An, Phước Thái và thị trấn Long Thành sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về điện: mạng lưới điện ở huyện Long Thành đang ngày càng được hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn cho sản xuất và cho sinh hoạt của người dân. Nguồn cung cấp điện chủ yếu cho huyện là từ lưới điện quốc gia và từ các máy phát điện dự phòng của các doanh nghiệp.

+ Điện dân dụng: phấn đấu đưa tỉ lệ hộ dùng điện từ 95% năm 2003 lên 99% năm 2010. định mức tiêu thụđiện bình quân 450Kwh/năm đối với dân cưđô thị và 200 Kwh/năm đối với dân cư nông thôn. Tổng điện năng tiêu thụ dân dụng năm 2010 toàn huyện sẽđạt 23 triệu Kwh/năm, tương ứng công suất 7,75 MW.

+ Điện cho công nghiệp: ngày càng có nhu cầu cao. Từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 sẽđảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho các khu công nghiệp và dịch vụ (kể cảđang trong giai đoạn hình thành). Tổng điện năng tiêu thụ điện công nghiệp năm 2020 toàn huyện là 626 triệu Kwh/năm, tương ứng công suất 156,5 MW.

- Thông tin liên lạc: toàn huyện hiện có 1 bưu điện trung tâm, 3 bưu cục và 15 điểm bưu điện văn hóa xã, bình quân có 20 máy điện thoại / 100 người dân, 19/19 xã có loa truyền thanh. Hệ thống bưu chính – viễn thông đang ngày càng phát triển rầm rộ do có sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ. Đây là một điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội trong huyện, đồng thời xóa dần sự mất cân bằng giữa các xã trong huyện. Trong tương lai, huyện đang cố gắng đến 2010 sẽ có ít nhất 1 bưu điện văn hóa/xã, và đạt 25 máy điện thoại/100 dân, đồng thời nâng cấp và xây

mới các tổng đài, đầu tư mới 4 trạm phát sóng Bình An, Tam An, Suối Trầu, khu công nghiệp Long Thành.

- Về thương mại – tài chính: phát triển nhanh chóng và rầm rộ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Hệ thống ngân hàng có mặt trên địa bàn huyện ngày cáng tăng và hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp.

2.1.3.3. Chính sách

Do có vị trí thuận lợi và đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Long Thành đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo và sựđầu tư lớn từ phía các ngành và cơ quan để huyện có thể vươn lên đứng thứ hạng cao về phát triển kinh tế - xã hội so với các huyện khác trong tỉnh cũng như là trong khu vực.

Ngoài ra, ngay trong các ban ngành lãnh đạo của huyện cũng thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc đối với sự phát triển của huyện nhà nên đã hoạch định và tham mưu, đưa ra những đường lối phát triển riêng cho huyện nhưng không tách rời cái chung của tỉnh và của cả nước. Những chính sách ấy phù hợp với đặc điểm riêng của huyện và đưa huyện phát triển nhanh và đúng hướng hơn.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 50 - 55)