Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế xã hội huyện Long Thành

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 58 - 60)

X 5 Đất xám trên phú sa cổ Arenic Acrisolc 7.239,20 13,54 g 6 Đất xám gley trên phú sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57 6,

2.1.5. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế xã hội huyện Long Thành

2.1.5.1. Thuận lợi

Qua phân tích sơ lược về các điều kiện tạo nên nội lực và ngoại lực của huyện Long Thành, nhận thấy huyện có khả năng phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực:

- Có một vị trí thuận lợi, dễ dàng giao lưu kinh tế - văn hóa với các huyện và tỉnh khác và mang tính chiến lược mà không một địa phương nào có thể thay thế được. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ đối với tỉnh Đồng Nai, với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn đối với cả nước.

- Các đặc điểm và điều kiện tự nhiên cho phép huyện vừa khai thác được trong sản xuất nông nghiệp (hình thành các vùng chuyên canh và các vùng chăn nuôi lớn với tính chất sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp), vừa khai thác được trong sản xuất công nghiệp (hình thành các khu và cụm công nghiệp vừa khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa thu hút đầu tư cho các ngành công nghệ cao…) lại có thể phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ (tài chính, thương mại, du lịch…) phù hợp với yêu cầu của xã hội.

- Các điều kiện kinh tế - xã hội cũng tạo ra một thế mạnh để huyện có thể phát triển các ngành kinh tế và xã hội một cách mạnh mẽ, nhất là nguồn lao động trong huyện đông, trình độ ngày càng được nâng cao và thị trường của huyện ngày càng

được mở rộng. Đây là một yếu tố quan trọng để huyện có thể phát triển hơn nữa. - Bối cảnh trong và ngoài nước cũng tạo ra nhiều cơ hội để huyện có thể phát huy hết tiềm năng, vươn lên trở thành một huyện phát triển với thứ hạng cao trong tỉnh và trong vùng.

2.1.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những tiềm năng dồi dào to lớn, huyện Long Thành cũng còn nhiều vấn đề do các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội mang lại cần phải khắc phục trên con đường phát triển của mình.

- Vị trí địa lí tuy rất thuận lợi cho việc giao lưu và vận chuyển hàng hóa... nhưng lại đem đến cho huyện những vấn đề xã hội phức tạp, khó giải quyết. Mặt khác, hình thể của huyện không chỉ chạy dài theo quốc lộ 51 nhưng trong thực tế thì chỉ những khu vực gần con đường này mới phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên cũng tạo ra sự mất cân đối giữa các khu vực trong huyện.

- Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu đã dẫn đến sự thiếu nước trong mùa khô cũng là một trở ngại lớn cho phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Còn vào mùa mưa, những cơn mưa lớn và kéo dài có thể làm ngập các khu vực (chủ yếu là những vùng trũng thuộc hạ lưu các con sông, suối).

- Dân số trong huyện đông, lượng người nhập cư nhiều và tăng nhanh là một vấn đề đòi hỏi huyện cần đưa ra những biện pháp thích hợp để đảm bảo an ninh xã hội, đồng thời phải đảm bảo sựổn định về nhiều mặt trong huyện như việc làm, nhà ở, y tế, văn hóa…

- Bối cảnh trong và ngoài nước vừa tạo cơ hội cho huyện nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải biết cách nhìn xa trông rộng và đưa ra nhiều biện pháp phù hợp để phát triển huyện nhà, đồng thời phải tỉnh táo để bảo vệ môi trường và tài nguyên của huyện.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)