X 5 Đất xám trên phú sa cổ Arenic Acrisolc 7.239,20 13,54 g 6 Đất xám gley trên phú sa cổ Gleyic Acrisols 3.309,57 6,
2.2.3. Giai đoạn từ 2006 cho đến nay
Với những nỗ lực không ngừng trên con đường tiến hành CNH – HĐH đất nước, mục tiêu trở thành một huyện sản xuất công nghiệp vững mạnh, từđó làm bệ phóng để huyện Long Thành có thể vươn cao và xa hơn trên con đường phát triển, trở thành một trung tâm đô thị công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đang dần trở thành hiện thực, mà mục tiêu trước mắt là trở thành một huyện công nghiệp (năm 2010) theo Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Long Thành từ năm 2005 đến 2010 và định hướng đến năm 2020..
Thế nhưng làm thế nào để biết huyện Long Thành đã trở thành một huyện công nghiệp? Trên thế giới và ở Việt Nam, chưa có một tiêu chí nào thống nhất để
xét thế nào là một lãnh thổ công nghiệp (đặc biệt khó khăn hơn khi lãnh thổ ấy lại tương đối nhỏ - là một huyện). Căn cứ trên tình hình thực tế về phát triển kinh tế - xã hội huyện Long Thành thời gian qua, xem xét và so sánh với các tiêu chí của một nước sản xuất công nghiệp (tuy là khập khiễng nhưng có thể chắt lọc một vài tiêu chí cho phù hợp), dễ nhận thấy rằng:
- So sánh với các giai đoạn công nghiệp hóa của H. Chenery thì huyện Long Thành có 2 chỉ tiêu thuộc giai đoạn phát triển là đã hòan thiện quá trình công nghiệp hóa, đó chính là cơ cấu ngành trong GDP (nông nghiệp 16,2% - dưới 20% và công nghiệp > dịch vụ. Đây là cơ cấu chuẩn của H. Chenery, còn cơ cấu của huyện là nông nghiệp: 9,76%, công nghiệp: 65,3% và dịch vụ: 24,94%); Cơ cấu lao động trong nông nghiệp của huyện cũng đạt được tỉ lệ theo yêu cầu của H. Chenery (27,6% trong khi ông đưa ra là từ 10-30%). Có 2 chỉ tiêu mà huyện rất khó đạt là GDP/người và tỉ lệ đô thị hóa. Tuy đã được nâng lên một mức cao (1.286,7USD/người) và tỉ lệđô thị hóa đạt 11,65% nhưng vẫn chỉ ở mức tiền CNH so với mức thang phân loại của H. Chenery nên huyện chỉ mới được xem là một huyện đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp hóa.
- Xét theo Chỉ tiêu công nghiệp hóa do A. Inkeles giới thiệu: GDP/ người Long Thành xấp xỉ 1/3 chỉ số chuẩn của một huyện công nghiệp; tỉ trọng nông nghiệp trong GDP đã đạt ngoài mong đợi so với yêu cầu (từ 12-15%). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ở mức xấp xỉ (72,4% trong khi yêu cầu là 75% trở lên). Ngoài ra, các chỉ tiêu khác đòi hỏi huyện phải phấn đấu nhiều hơn nữa và phải thật tích cực, nhưng cũng không phải là quá khó để thực hiện được về “cơ bản”.
Để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai nói riêng, cần phải xét theo một bộ tiêu chí riêng, mang tính đặc thù cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra rất sôi nổi ở Việt Nam.
Theo chỉ tiêu công nghiệp hóa dự kiến (Giáo sưĐỗ Quốc Sam - phần cơ sở lí luận) thì không chỉ huyện Long Thành mà cả nước Việt Nam cũng chưa thể là một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, ở nước ta, cụm từ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại được nhắc đến rất nhiều. Với cách hiểu đơn giản, theo Giáo sưĐỗ Quốc Sam, thì chỉ cần qui các chỉ tiêu đánh giá của thế giới về một nước công nghiệp ra một hệ số cụ thể, nếu một đất nước hoặc địa phương nào đó đạt được từ 100% trở lên thì là một nước công nghiệp, còn nếu chỉ đạt 80% trở lên thì có thể coi là cơ bản trở thành một nước hay lãnh thổ công nghiệp. Vậy nếu theo sơ đồ của H. Chenery thì chỉ cần ở giai đoạn thứ 3 – giai đoạn phát triển thì cũng đã cơ bản trở thành một nước hay lãnh thổ công nghiệp. Và nếu vậy, huyện Long Thành đã cơ bản trở thành một huyện công nghiệp trên con đường CNH – HĐH đất nước với những tiêu chí đã được xác định từ năm 2006 nhưng để trở thành một huyện có nền công nghiệp thực sự vững mạnh thì cần phải xem xét đến những khía cạnh khác.
Có thể đánh giá những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội huyện Long Thành qua bộ chỉ tiêu CNH do Đỗ Quốc Sam đề xướng như sau:
- Về cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế: đến 6 tháng đầu năm 2009, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của huyện Long Thành là: nông lâm ngư nghiệp 9,76%, công nghiệp và xây dựng 65,30%, dịch vụ 24,94%. Với kết quả này, huyện Long Thành đã đạt được tiêu chí đầu tiên (phi nông nghiệp từ 90% trở lên, nông nghiệp dưới 10%).
- Về cơ cấu lao động: tính đến năm 2008, số lao động trong khu vực I của huyện đạt 27,6%, khu vực II và III là 72,4% và mức độ lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn cũng đạt trên 50%. Vậy trong tiêu chí này, huyện Long Thành cũng đạt trên mức của một huyện công nghiệp.
- Về thu nhập của người dân: đến năm 2008, GDP bình quân đầu người của huyện đạt 1.286,7 USD – chỉ bằng ¼ so với chỉ tiêu của Đỗ Quốc Sam. Đây là một chỉ tiêu rất khó đạt tới không chỉ của huyện Long Thành mà còn là trở ngại của cả nước trong quá trình thực hiện CNH – HĐH.
- Về mức độ đô thị hóa: cho đến cuối năm 2008, tỉ lệ dân thành thị ở huyện Long Thành chỉ mới đạt 11,65%, còn rất thấp so với chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, khi các khu đô thị hiện nay đang xây dựng được đưa vào sử
dụng (nhất là khi khu hành chính tỉnh được xây dựng ở xã Tam Phước) thì tỉ lệ dân thành thị ở huyện Long Thành sẽ tăng lên một cách nhanh chóng (ước chừng đạt gần 50%). Vì vậy trong tiêu chí này, tương lai không xa (có thể trước năm 2015) huyện Long Thành sẽđạt và thậm chí là vượt chỉ tiêu.
- Về môi trường: theo báo cáo 6 tháng năm 2009 của Huyện ủy Long Thành, tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trong toàn huyện là 93,3% và tỉ lệ cây xanh che phủ là 41,5%. Hai chỉ tiêu này của huyện đều đạt xấp xỉ so với mức mà Đỗ Quốc Sam đưa ra.
Như vậy, với những tiêu chí cơ bản của một huyện công nghiệp, Long Thành đã đạt được các tiêu chí về mặt kinh tế và môi trường (cơ cấu GDP, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế). Các tiêu chí còn lại (chủ yếu là về xã hội và trình độ khoa học công nghệ như mức độ đô thị hóa, thu nhập…) thì huyện chưa thể đạt được trong thời điểm này nhưng trong một thời gian không xa có thểđạt được.
Có thể kết luận được rằng cho đến thời điểm này (6 tháng đầu năm 2009), huyện Long Thành đã thực sự trở thành một huyện sản xuất công nghiệp chứ không còn là huyện sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một huyện công nghiệp
thì huyện cần phải phấn đấu thêm nữa để các chỉ tiêu về mặt xã hội được đảm bảo, cũng như trình độ khoa học và công nghệ phải được nâng lên ở mức cao hơn. Nói cách khác, quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp trong thời kì CNH – HĐH của huyện đã diễn ra thành công và có nhiều ảnh hưởng đến các mặt kinh tế - xã hội của huyện.