Những vấn đề tồn tại trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồ ng Nai th ờ

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 103 - 115)

III Giáo viên G viên 1084 1477 2013 2.408 1 Nhà trẻ G viên 11 10

2.3.2. Những vấn đề tồn tại trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồ ng Nai th ờ

kì công nghip hóa – hin đại hóa

Bên cạnh những tác động tích cực đến các ngành kinh tế, quá trình chuyển đổi sản xuất cũng có những ảnh hưởng mang tính chất hạn chếở các mặt sau:

* Về kinh tế:

- Dễ nhận thấy nhất đó là sự phát triển thiếu đồng bộ của các ngành kinh tế. Nông nghiệp từ chỗ được đầu tư và quan tâm nhất nay trở thành một ngành nhận được ít sự chú ý nhất. Điều đó tạo nên một cái nhìn không khách quan trong người lao động, nhất là những người làm nông nghiệp: họ dễ rơi vào một tình trạng bi quan (nhất là khi sản phẩm nông nghiệp hay ở thế bấp bênh, phụ thuộc vào tự nhiên và cả thị trường), dẫn đến tình trạng bỏ ruộng, bỏ vườn đi tìm việc khác trên các khu đô thị, ở đó có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh (tạo nên sựđô thị hóa tự phát), ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

- Cơ cấu sử dụng đất có nhiều thay đổi: đất dành cho nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng, ngược lại đất để ở, đất dành cho các công trình xây dựng và các nhà máy lại tăng lên dẫn đến một thực trạng là người nông dân bị mất đất canh tác, không có việc làm và dồn về các khu đô thị hoặc các khu công nghiệp tìm việc, gây nên tình trạng mất ổn định và tạo ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp như vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, văn hóa, giáo dục, y tế và tệ nạn xã hội...

- Sự tập trung các khu và cụm công nghiệp chủ yếu ở một sốđịa phương thích hợp (thường ven quốc lộ 51) đã tạo ra một sự phát triển thiếu đồng bộ giữa các địa phương trong huyện: các xã có các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn thường có tốc độ phát triển nhanh, được đầu tư về nhiều mặt; ngược lại các xã không có quốc lộ 51 chạy qua, chủ yếu phát triển ngành nông nghiệp thì tốc độ phát triển lại chậm và thường được xem là những xã vùng sâu vùng xa và xuất hiện nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là một vấn đề nan giải mà quá trình chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp mà huyện đang tìm cách để giải quyết.

- Do nhận được nhiều sựđầu tư về vốn và khoa học kĩ thuật từ bên ngoài cũng như phải cạnh tranh khốc liệt với các vùng khác nên sự phát triển kinh tế cũng gặp nhiều bấp bênh, lệ thuộc vào nhà đầu tư và thị trường, đồng thời đòi hỏi phải có một cơ chế quản lí và giám sát chuyên nghiệp để kiểm định chất lượng các loại máy móc, nếu không rất dễ gây ô nhiễm môi trường và biến các khu công nghiệp trở thành bãi rác về công nghệ. Chính điều này làm cho sự phát triển của nền kinh tế khó đạt được sự bền vững trong cả ngành nông nghiệp lẫn công nghiệp.

- Cơ chế quản lí đối với các ngành kinh tế còn hạn chế (trong nông nghiệp chưa có chính sách thích hợp để khuyến khích người dân yên tâm sản xuất, chưa có cơ chế quản lí đất nông nghiệp chặt chẽ dẫn đến đất bị bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích, chưa có chế độ kiểm định chất lượng các sản phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường...; trong công nghiệp chưa có cơ chế quản lí chặt chẽ về mức độ thân thiện với môi trường, các chính sách thu hút và quản lí vốn đầu tư chưa thực sự làm các nhà đầu tư yên tâm, cơ chế quản lí chất lượng sản phẩm còn yếu kém...) làm cho uy tín và chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo nên giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

* Về xã hội: Trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, huyện Long Thành vẫn có một số vấn đề xã hội chưa giải quyết được và thậm chí đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn đòi hỏi các nhà quản lí và các tổ chức xã hội cần phải quan tâm xem xét và tìm ra biện pháp xử lí:

- Sự phát triển kinh tế đã làm cho mức sống của người dân ngày càng chênh lệch.

- Tỉ lệ dân di cư vào huyện ngày càng đông đã tạo ra những vấn đề cần giải quyết về việc làm, nhà ở, thu nhập.

- Tỉ lệđất trong nông nghiệp giảm sút, bị bỏ hoang và chưa sử dụng đúng mục đích ngày càng nhiều.

- Tệ nạn xã hội vẫn tồn tại và ngày càng trầm trọng, nguy hiểm hơn.

- Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống của người dân.

- Môi trường ngày càng ô nhiễm và khó có khả năng phục hồi.

2.3.2.1. Ô nhiễm môi trường

Theo điều tra của phòng Tài nguyên môi trường huyện Long Thành, tình hình cấp thoát nước và môi trường của huyện như sau:

- Khu vực thị trấn Long Thành: trừđoạn quốc lộ 51 nằm trong phạm vi thị trấn đã có hệ thống thoát nước, các khu vực còn lại chưa có hệ thống thoát nước thải. Hầu hết nước thải từ các hộ gia đình chưa được xử lí và để chảy trản trên mặt đất.

- Khu vực dân cư nông thôn: nhìn chung khu vực dân cư nông thôn chưa có hệ thống thoát và xử lí nước thải; chuồng trại chăn nuôi của nhiều hộ xây dựng không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường; hầu hết nông dân sử dụng hố xí tự thấm có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm tầng nông đang sử dụng.

- Các khu công nghiệp tập trung: theo báo cáo của Ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, việc xử lí các loại chất thải của các khu công nghiệp được thực hiện nghiêm túc theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước qui định, cụ thể: Các chất thải rắn không độc hại được thu gom và xử lí tập trung, các chất thải rắn độc hại được quản lí và xử lí theo qui định nghiệm ngặt, nước thải của từng doanh nghiệp được xử lí nội bộđạt tiêu chuẩn qui định trước khi thải ra môi trường hay được đưa vào hệ thống xử lí tập trung. Tuy nhiên, nước thải từ một số nhà máy vẫn chưa đạt tiêu chuẩn qui định đã xả ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân và nguy hại đến tài nguyên môi trường.

Chính thực tế trên đã làm cho môi trường của huyện bị ô nhiễm trầm trọng: Trước khi thực hiện quá trình CNH – HĐH, ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng đã tạo ra các chất thải làm tổn hại đến môi trường (các loại phân bón trong nông nghiệp, rác thải, khí thải, hóa chất từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như nhuộm, sản xuất gạch ngói…) và chất thải sinh hoạt của người dân. Từ khi thực hiện CNH – HĐH theo chủ trương của nhà nước và của tỉnh cùng với những chính sách riêng của huyện, các ngành công nghiệp đã phát triển mạnh hơn trước, kèm theo đó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường:

+ Môi trường không khí: bị ô nhiễm trầm trọng hơn trước do khí thải của các nhà máy (mà hầu hết là không có hệ thống xử lí mà thải trực tiếp vào bầu khí quyển), cát bụi và các chất thải nhẹ theo đà phát triển của các ngành xây dựng, giao thông vận tải cũng có hàm lượng ngày càng cao trong bầu khí quyển, các hóa chất dạng hơi trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp (thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm…) cũng đã có mặt ngày càng nhiều hơn trong không khí. Tất cả đều cho thấy môi trường không khí của huyện đã ô nhiễm hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi thực hiện quá trình CNH – HĐH.

+ Môi trường đất: cũng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở 2 tác động: ở khía cạnh tích cực, các sản phẩm của ngành công nghiệp đã giúp cho môi trường đất được cải tạo bằng cách bón phân trong nông nghiệp, giúp nông nghiệp phát triển tốt hơn; nhưng mặt khác, đa phần các chất này không được cây hấp thụ hết đã lưu lại trong đất cùng với những chất phụ gia khác đã làm cho môi trường đất bị biến đổi về hóa tính theo chiều hướng không tốt; thêm vào đó, các chất thải rắn (thậm chí là rất nguy hại đến môi trường đất) cũng như các chất thải lỏng của các nhà máy xí nghiệp công nghiệp hay chất thải sinh hoạt của người dân đều lấy đất làm bãi chứa nên thành phần của đất cũng bị biến đổi một cách trầm trọng.

Ngoài những tác động trên, môi trường đất còn chịu một tác động nữa cũng không kém phần nghiêm trọng từ việc phát triển của huyện thành một huyện sản xuất công nghiệp: việc xây dựng các nhà máy và các công trình sản xuất cũng như sinh hoạt trên đất đã làm cho đất không có điều kiện phát triển lên mà có nguy cơ trở thành bê tông hóa và không thể đưa vào sản xuất nông nghiệp ví đất đã bị biến đổi về lí tính và hóa tính một cách mạnh mẽ.

+ Môi trường nước: là môi trường dễ bị tác động và ảnh hưởng đến nhiều nhân tố khác có liên quan đến nó. Từ khi tập trung cao độ cho sản xuất công nghiệp, môi trường nước của huyện vốn đã bị ô nhiễm (do nước thải sinh hoạt của con người, do chất thải từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thấm xuống đất vào nước) nay lại càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn bởi hầu hết các ngành sản xuất đều cần có nước

nhưng khi nước thải được thải ra môi trường thì lại ít được xử lí và đa phần lại thải trực tiếp vào các đường dẫn nước chính như sông, suối hay thấm qua đất vào các mạch nước ngầm. Hệ thống các sông suối trên địa bàn hiện nay đa phần bị ô nhiễm nặng và khó có thể trở thành nguồn nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện như sông Thị vải, sông Đồng Nai…

+ Môi trường âm thanh: bị ô nhiễm do sự hoạt động của các nhà máy và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho quá trình sản xuất của các nhà máy đó cũng như là phục vụđời sống cho một số lượng dân cư ngày càng đông hơn và có nhu cầu ngày càng cao hơn về háng hóa và việc đi lại. Môi trường âm thanh bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện.

- Hậu quả: có nhiều vấn đề xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm

+ Sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng một cách sâu sắc, các căn bệnh ung thư và các chủng vi rút lạ xuất hiện ngày càng nhiều, khả năng đề kháng của con người cũng giảm sút trước những biến đổi về môi trường.

+ Hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên bị thay đổi, thậm chí bị tàn phá khó có thể phục hồi. Việc ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loại sinh vật, làm cho chúng mất đi môi trường sống và có thể bị tuyệt chủng… dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên, qua đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

+ Chính sự ô nhiễm của các loại môi trường làm cho sự phát triển của huyện khó đạt đến sự bền vững, rơi vào thế bấp bênh.

- Giải pháp: trong quá trình phát triển, khi đưa ra chững chính sách cần phải tính toán đến những hệ lụy làm ảnh hưởng đến môi trường, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh về môi trường và phải thường xuyên theo dõi, xử lí các trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tận dụng sức mạnh của nhân dân trong quá trình phát hiện và xử lí các vi phạm về môi trường, lựa chọn và rèn luyện các cán bộ về môi trường vừa có đức, vừa có tài để thực hiện tốt vai trò của mình.

2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu

- Thực trạng: Hiện nay, huyện Long Thành đã có hồ sơ qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện đến năm 2020 và đạt ra mục tiêu đến 2010 phải hoàn thành một số công trình thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thành theo chỉ tiêu. Những công trình cũ trong huyện chỉ một phần còn phục vụ tốt, số còn lại đã xuống cấp, lạc hậu và không đủđáp ứng nhu cầu dẫn đến một số hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như hiện tượng ngập úng vào mùa mưa ở các xã Phước Tân, Lộc An do hệ thống thoát nước không thể đáp ứng được nhu cầu lớn sau các trận mưa to, kẹt xe thường xuyên ở khu vực giao giữa quốc lộ 51 và quốc lộ 15 (cổng 11) do hiện tượng ngập nước sau mưa lớn và do đường quá nhỏ)… Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật – cơ sở hạ tầng còn thể hiện ở chỗ nó chỉ tập trung tại một số khu vực như dọc quốc lộ 51 hay khu vực trung tâm huyện dẫn đến sự quá tải tại khu vực này, còn những khu vực khác thì lại rất thưa thớt. Tại các khu công nghiệp hay khu dân cư, việc phát triển thiếu đồng bộ thể hiện ở việc xây dựng hệ thống điện, nước, cống chưa kịp thời nên cũng dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển.

- Hệ quả: sự thiếu đồng bộ trong hệ thống cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng dẫn đến những kết quả không mong muốn:

+ Sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trên địa bàn huyện (vẫn còn các xã được xếp vào diện vùng sâu, vùng xa như Suối Trầu, Cẩm Đường... bên cạnh những khu vực rất phát triển với mức sống của người dân tương đối cao như Tam Phước, thị trấn).

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và làm cho sự phát triển không tương xứng với tiềm năng của huyện.

+ Môi trường phải chịu những tác động tiêu cực do sự thiếu đồng bộ, không kịp thời và lạc hậu của hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật – cơ sở hạ tầng.

+ Cuộc sống của người dân cũng bị những ảnh hưởng không tốt.

- Giải pháp: vấn đề thiếu đồng bộ trong hệ thống cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật là một vấn đề nan giải của hầu hết các địa phương nên việc giải quyết nó còn khá nhiều khó khăn. Xin chú trọng vào một số giải pháp sau đây:

+ Trong quá trình qui hoạch cần tính toán kĩ càng, hợp lí và dự báo được những xu thế có thể xảy ra để có một hồ sơ qui hoạch khoa học, hợp lí và cụ thể.

+ Khi thực hiện qui hoạch cần huy động vốn cũng như sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và người dân để thực hiện đúng kế hoạch và kịp thời, đồng bộ. Cần linh họat trong khâu điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

+ Đối với các công trình lạc hậu, xuống cấp hoặc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại cần phải có biện pháp nâng cấp, cải tạo hoặc làm mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển để vừa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển, vừa tránh gây ô nhiễm môi trường.

2.3.2.3. Mức sống ngày càng chênh lệch

- Thực trạng: Sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Long Thành từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp đã tạo ra cơ hội lớn cho những người nhận ra nó. Song yếu tố quyết định sự thành công lại phụ thuộc vào số vốn mà họ có thể bỏ ra để biến cơ hội thành thắng lợi. Như vậy, gần như chỉ những người co nhiều tiền thì lại ngày cáng giàu hơn, ngược lại những người nghèo thì lại rơi vào thực

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 103 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)