Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 27 - 33)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư.

Về kinh tế, FDI tác động đến tăng trưởng GDP, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu kinh tế khác.

Xét về khía cạnh kinh tế và căn cứ vào nội dung phát triển kinh tế thì FDI có tác động đến quy mô và chất lượng phát triển.

Kể từ khi Luật Đầu Tư nước ngoài được ban hành năm 1986 và qua 5 lần sửa đổi, bổ sung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của nước ta, thể hiện qua các mặt sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ).

Theo đánh giá của UNCTAD, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên.

Thật vậy, vốn FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế nước ta. Tính đến cuối năm 2007, nước ta đã cấp phép cho 9500 dự án đầu tư nước ngoài với 98 tỷ USD. Trừ các dự án hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn 8500 dự án với tổng số vốn đăng ký là 83,1 tỷ USD.

Tính đến thời điểm hiện nay, vốn FDI chiếm 19% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội (trong đó thời kỳ 1988 – 1990 là 12,1%, thời kỳ 1991 – 1996 là 26,8%, thời kỳ 1997 – 2000 là 20,6%, thời kỳ 2001 – 2007 là 16,9%).

Và điều quan trọng hơn cả là nhờ có vốn FDI mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác, phát huy tác dụng, đồng thời Nhà nước có thể chủđộng hơn trong bố trí cơ cấu chi đầu tư phát triển và dành lượng ngân sách nhiều hơn cho tăng cường hoạt động bộ máy Nhà nước. Vốn FDI thực sự trở thành “cú huých" đẩy nhanh sự phát triển KT-XH nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Sự tăng trưởng của FDI trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 1.1:

Bảng 1.1: Vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam Đơn vị: Tỷđồng

Năm Tổng vốn đầu tư Vốn FDI Tỷ trọng (%) Năm Tổng vốn đầu tư Vốn FDI Tỷ trọng (%) 1988 1.507 38 2,5 1998 117.134 24.300 20,7 1989 4.755 646 13,6 1999 131.171 22.670 17,3 1990 7.581 990 13,1 2000 151.183 27.171 18,0 1991 13.475 1.926 14,3 2001 170.496 30.011 17,6 1992 24.737 5.185 21,0 2002 199.105 34.755 17,5 1993 42.177 10.621 25,2 2003 231.616 37.800 16,3 1994 54296 16.500 30,4 2004 258.700 44.200 17,1 1995 72.447 22.000 30,4 2005 326.000 53.000 16,3 1996 87.394 22.700 26,0 2006 398.900 65.000 17,1 1997 108.370 30.300 28,0 Tổng 2.399.040 449.813 18,75 Nguồn: - Bộ kế hoạch và đầu tư

Giai đoạn 1991 – 1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội chiếm 30%, mức cao nhất từ trước đến nay. Giai đoạn 1996 – 2000, số vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8 lần so với giai đoạn trước đây, chiếm 24% tổng vốn đầu tư xã hội. Giai đoạn 2001 – 2005 vốn FDI chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư xã hội. Riêng năm 2001, 2002 vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư xã hội. Năm 2005, vốn FDI chiếm 14,3% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, đóng góp 15% vào GDP; 13% giá trị sản xuất công nghiệp và 50% kim ngạch xuất khẩu. Thông qua vốn FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và đưa vào sử dụng hiệu quả.

Các dự án đầu tư nước ngoài còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế: Các dự án đầu tư nước ngoài hiện chiếm 35% giá trị sản lượng công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%, cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đưa tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ 23,79% năm 1991 lên 40% năm 2004. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đòi hỏi Việt Nam vừa khai thác tiềm năng, thế mạnh của quốc gia (nội lực) vừa tranh thủ ngoại lực thì chúng ta mới có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong các nguồn ngoại lực thì FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Nếu như giai đoạn 1988 – 1995, đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện trong các ngành kinh doanh bất động sản: xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, khu chế xuất, cao ốc văn phòng…thì thời kỳ 1996 – 2003 vốn FDI thực hiện nhiều hơn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Tính chung từ 1988 – 2007 thì ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,8%; 60,2% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Cơ cấu đầu tư

có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin.

Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của cả nước.

Trong 20 năm qua (1988 – 2007), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, đặc biệt là giá trị xuất khẩu, cũng nhưđóng góp tích cực cho ngân sách và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Bên cạnh thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động của các doanh nghiệp FDI còn tạo ra nguồn thu khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Nguồn thu này bắt nguồn từ các khoản tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, các khoản nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu…Tính đến thời điểm năm 2005, khu vực kinh tế FDI (không tính dầu khí) đã đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách của Việt Nam, mức thu ngân sách từ khu vực FDI giai đoạn 1996 – 2000 đạt bình quân 3928 tỷđồng/năm chiếm 5,34% trong tổng thu ngân sách, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 10931 tỷ đồng/năm chiếm 7,59% tổng thu ngân sách. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thời gian tới lượng đóng góp cũng như tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng mạnh do có nhiều doanh nghiệp ổn định sản xuất và hết thời kỳ hưởng ưu đãi thuế.

Nếu như giai đoạn 1991 – 1995, tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì đến thời kỳ 1996 – 2000, tổng giá trị doanh thu đã lên tới 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu) tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm từ 1996 – 2000.

Riêng 2 năm 2006 và 2007, tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. (Nguồn: http://www.vneconomy.com.vn/statistic)

Nguồn thu ngân sách từ khu vực có vốn FDI cũng gián tiếp tạo điều kiện để tăng chi ngân sách Nhà nước, nhờđó, trong những năm 1995 – 2003, tỷ trọng chi đầu tư giáo dục trong tổng ngân sách đã tăng gấp rưỡi, từ 8,6% lên 12,3%; đầu tư cho y tế chiếm 3- 4% ngân sách, lương và trợ cấp xã hội tăng lên 8%...kết quả là người dân được hưởng những điều kiện dịch vụ xã hội tốt và chất lượng cao hơn.

Vốn FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc, nguyên vật liệu…

Bên cạnh đó, vốn FDI góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: chiếm 100% xuất khẩu dầu khí, 84% xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% xuất khẩu sản phẩm da giày, 35% xuất khẩu hàng may mặc. Trong lĩnh vực dịch vụ và khách sạn, đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới.

Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các công ty xuyên quốc gia lớn thuộc hàng đầu trên thế giới. Những dự án đó đã tác động mạnh mẽđến chính sách quản lý kinh tế Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế, chúng góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Tính đến hiện nay, Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC, ASEM, WTO và đã ký kết hơn 100 Hiệp định song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộđầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sựủng hộ của

các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.

Tóm lại, nguồn vốn FDI đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp đáng kể vào việc cải thiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và giảm đói nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nâng cao công nghệ, kỹ năng quản lý, hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Mặc dù có đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển đất nước song khu vực có vốn FDI cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhất định: [27]

- Chẳng hạn, vốn FDI góp phần làm tăng chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trọng điểm và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giữa các vùng miền và các nhóm giàu, nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI gây ra xung đột lợi ích giữa chủ và thợ, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, do sự chênh lệch về trình độ phát triển công nghệ giữa nước ta và các nước đi đầu tư nên có thể xảy ra tình trạng chuyển công nghệ cũ lạc hậu vào nước ta gây ô nhiễm môi trường.

- Tài nguyên thiên nhiên của đất nước bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận của các Nhà đầu tư….

Dù có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng vốn FDI vẫn rất cần thiết đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chương 2 : CÁC YU TNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRC TIP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VI KINH T CA TNH BÀ RA –

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 27 - 33)