Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 42 - 49)

Chương 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KINH TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA –

2.2.1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-

Kể từ khi ban hành Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1986, đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và 2006. Quốc hội đã thông qua 2 đạo luật quan trọng là Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp, cùng những nghị định hướng dẫn thi hành, đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng, tạo sân chơi chung, áp dụng thống nhất cho đầu tư trong và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế, mở

rộng lĩnh vực đầu tư, đa dạng hóa hình thức đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư.

Cùng với việc Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực thi hành (1/7/2006), Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), qua đó tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thương mại, đầu tư trong điều kiện hội nhập, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng.

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 206 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư khoảng 9.198 triệu USD, bao gồm: trong khu công nghiệp có 86 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5606 triệu USD, ngoài khu công nghiệp có 120 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3592 triệu USD. [24], [31]

Bảng 2.1: Số dự án FDI được cấp phép và tổng vốn đầu tư của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Năm Tỷ lệ % dự án đầu tư cả nước Việt Nam BR-VT Việt Nam BR-VT 1988 37 321,8 1989 69 1 0,5 525,2 1 1990 108 735,0 1991 151 1 0,66 1275,0 26 1992 197 1 0,50 2027,0 48 1993 274 3 1,09 2589,0 62 1994 367 2 0,54 3746,0 89 1995 408 16 3,90 6848,0 500 1996 387 12 3,10 2879,0 945 1997 358 6 1,95 4894,0 812 1998 285 8 2,80 4138,0 19 1999 311 9 2,90 1568,0 340,5 2000 389 6 1,54 2018,0 1045 2001 523 6 1,14 2536,0 836,1 2002 754 14 1,85 1557,7 25,3 2003 550 16 2,90 2592,0 154,4 2004 679 12 1,76 2084,5 597,7 2005 771 15 1,94 3896,2 740 2006 833 28 3,50 10200,0 1690 2007 1139 50 4,39 20300,0 1267 Tổng 8590 206 2,40 83100,0 9198,7

Nguồn: - Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh BR-VT 2005, [24], [31]

Dựa vào bảng 2.1 về số dự án FDI được cấp phép ta thấy, về thu hút vốn đầu tư: Giai đoạn 1988 – 1990: sau khi Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, Bà Rịa – Vũng Tàu đã sớm trở thành “miền đất hứa” của các nhà đầu tư khi là nơi tiếp nhận dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trong cả nước. Trong giai đoạn này, BR-VT chỉ có 1 dự án, với tổng vốn đầu tư 1 triệu USD.

Giai đoạn 1991 – 1995: Trong giai đoạn này hầu như chưa có nhiều dự án lớn, đã có 23 dự án với tổng vốn đầu tưđăng ký 725 triệu USD; vốn đầu tưđăng ký bình quân của 1 dự án từ 1991 – 1994 khoảng 32 triệu USD. Trong năm 1995, được coi là năm “phát triển mạnh” nhất của thời kỳ 1991 – 1995, với 16 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đầu tưđăng ký theo giấy phép đạt tới 500 triệu USD; vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 31 triệu USD/dự án. Các dự án được cấp phép trong giai đoạn này đáng kể là cảng Baria-Serece, Petro Tower, Nhựa và hóa chất Phú Mỹ, phân bón Baconco.

Giai đoạn 1996 – 2000: Có thể coi đây là giai đoạn “phát triển cao” của đầu tư nước ngoài tại tỉnh, đã có 45 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2723 triệu USD. Riêng năm 1996 đã có 12 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đầu tưđăng ký theo giấy phép là 945 triệu USD. Từ cuối năm 1997 và năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Châu Á cũng như trên thế giới, tình hình đầu tư nước ngoài bị giảm sút mạnh, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rất khó khăn. Vì vậy trong năm 1998, tỉnh chỉ có 8 giấy phép mới với số vốn đầu tưđăng ký rất thấp là 19 triệu USD. Bước sang năm 1999, tình hình đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến khá hơn năm 1998, trong năm này tỉnh đã cấp được 9 giấy phép với tổng vốn đầu tưđạt 340,5 triệu USD. Năm 2000 đầu tư nước ngoài phần nào có thể gọi là “hồi phục”, tuy chưa thực sựđảm bảo vững chắc lâu dài cho các năm sau. Riêng trong năm 2000, tỉnh đã cấp được 8 giấy phép mới với tổng vốn đầu tưđạt kỷ lục 1045 triệu USD, trong đó dự án Khí Nam Côn Sơn đã có vốn đầu tưđăng ký là 1008 triệu USD.

Kết quảđạt được trong giai đoạn này của tỉnh, còn có sự tác động rất lớn trong phân cấp quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài là: Thủ tướng Chính phủđã có quyết

định phân cấp cho 8 tỉnh trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy phép đầu tưđối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ có vốn đầu tưđến 5 triệu USD, đồng thời được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tưđã có Quyết định ủy quyền cho 10 Ban quản lý các Khu công nghiệp trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy phép cho dự án đầu tưđến 40 triệu USD.

Tại thời điểm này, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định thành lập một số khu công nghiệp như: Đông Xuyên, Mỹ Xuân A, Phú Mỹ I, và Mỹ Xuân B1. Sự ra đời của các khu công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương.

Giai đoạn 2001 – 2005: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này tiếp tục phát triển tuy chưa được khởi sắc, đã có 78 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1886 triệu USD. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư khá lớn như: Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2, điện BOT Phú Mỹ 3 và thép không rỉ.

Giai đoạn 2006 – 2007: Là tiền đề quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh 2 năm này khá sôi động do môi trường đầu tưđã được cải thiện đáng kể thông qua một số Luật đã ban hành và có hiệu lực thi hành như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương Mại, Luật kinh doanh bất động sản…, hòa cùng với không khí hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO.

Năm 2006, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho cho 28 dự án với số vốn đăng ký 1.455,8 triệu USD, diện tích cho thuê đất 205,74 ha vượt 4,6 lần về chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư; trong đó vốn FDI là 1.359,77 triệu USD, chiếm 93,4% tổng vốn đầu tư thu hút, tăng 1,83 lần so với vốn FDI thu hút trong năm 2005, hoàn thành vượt chỉ tiêu định hướng thu hút FDI vào các KCN giai đoạn 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (50 dự án, vốn đầu tư 1,176 tỷ USD), là mức thu hút FDI cao nhất qua 10 năm thành lập các KCN tỉnh.

Năm 2006 là năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được vốn FDI nhiều nhất từ trước đến nay và là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tưđăng ký kể cả cấp mới và bổ sung tăng vốn là 2266 triệu USD, đặc biệt là dự án thép POSCO (Hàn Quốc) đã được cấp phép vào cuối năm với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1128 triệu USD, dự án khu du lịch đa năng của tập đoàn Winvest (Hoa Kỳ) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, dự án Cảng Quốc Tế Cái Mép (Đan Mạch) với tổng vốn đầu tư 187 triệu USD và dự án Liên doanh Cảng Sài Gòn – SAA (Hoa Kỳ) với tổng vốn đầu tư 160 triệu USD. Trong năm, có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh; trong đó Singapore có số dự án nhiều nhất với 4 dự án, chiếm 14,8% tổng dự án cấp mới. Hàn Quốc là quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất với 1133 triệu USD, chiếm 50,78% tổng số vốn đăng ký và 21 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 77,78% tổng số dự án cấp mới trong năm, còn lại là các dự án liên doanh.

Tính chung, đến cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh có 156 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 6198 triệu USD. Tuy số dự án và vốn đăng ký chưa phải là nhiều nhưng điều đáng nói là số vốn thực hiện đạt khá cao với 2988 triệu USD, chiếm 48,2% so với tổng vốn đăng ký (kể cả dự án được cấp mới); trong đó vốn thực hiện của phía nước ngoài 2284 triệu USD, chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký. Số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đạt khá cao với 120/156 dự án.

Do vốn đầu tư thực hiện đạt cao nên, năm 2006, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động đạt 1524 triệu USD, tăng 23,8% và nộp vào ngân sách Nhà Nước 75 triệu USD, tăng 23% so với năm 2005 (63,97 triệu USD).

Năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 50 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1267triệu USD. Nếu tính cả vốn đầu tưđăng ký cấp mới và bổ sung là 1421 triệu USD. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn trên 200 triệu USD tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thép, cảng biển như: thép Essar Việt Nam (Liên Doanh với Singapore ) với số vốn 527,26 triệu USD; Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam (267 triệu USD). Hình thức đầu tư chính là 100% vốn nước ngoài; trong đó có 16 dự án tập trung vào các khu công nghiệp trên địa bàn. Các loại hình ngành nghề khá đa

dạng, từ sản xuất, gia công thép, cơ khí, đóng tàu, dịch vụ giàn khoan, hàng hải, hải sản…đến xây dựng, nghỉ dưỡng…

Năm 2007, tuy số dự án đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt 56,5% kế hoạch cả năm (1.457/2.577 triệu USD). Có những dự án số vốn chỉ có 0,02 triệu USD (dự án dịch vụ giám định, kiểm định của công ty TNHH Velosi – Hồng Kông); hay 0,1 triệu USD (3 dự án dịch vụ xây dựng của Hàn Quốc và 1 dự án dịch vụ chống ăn mòn giàn khoan của công ty Glocoating ). Trong cơ cấu các dự án trong năm thì số dự án có vốn lớn hơn 10 triệu chiếm gần 1/2. Nguyên nhân vốn đăng ký đạt thấp là do Dự án tổ hợp hóa dầu (Thái Lan) có tổng vốn đầu tư 1.530 triệu USD tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 dự kiến sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2007 nhưng thời gian qua nhà đầu tư đã nghiên cứu và xin được chuyển địa điểm tổ hợp đến nằm liền kề trong khu vực tổng thể của Dự án Nhà máy lọc dầu số 3 (xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu) nên dự án chậm lại.

Mặt khác, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong khoảng 9 tháng đầu năm 2007 cho thấy, các doanh nghiệp thuộc các nước Châu Á chiếm phần lớn, nhiều nhất là Hàn Quốc (6 dự án); Singapore (6 dự án); Đài Loan (4 dự án)… Ngoài ra, từđầu năm đến nay, đã có 10 dự án trên địa bàn tỉnh xin được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 178 triệu USD. Như vậy, với tổng vốn đầu tư thu hút do cấp mới và điều chỉnh tăng đạt 1.690 triệu USD, Bà Rịa – Vũng Tàu luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Như vậy trong 2 năm 2006 – 2007, trên địa bàn tỉnh đã thu hút một lượng vốn đầu tư khá lớn kể cả cấp mới và bổ sung tăng vốn là 3687 triệu USD, trong đó cấp mới 3447 triệu USD và bổ sung tăng vốn 240 triệu.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 42 - 49)