Hình thức chuyển giao

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI docx (Trang 100 - 102)

- Hậu cần Ầ

3 Trung tâm chuyển gia công nghệ châ uÁ Thái Bình Dương (2001), Cẩm nang chuyển giao công nghệ, Nhà xuất

5.1.5. Hình thức chuyển giao

 Phân loại các hình thức chuyển giao theo động cơ lợi nhuận của chuyển giao thì chuyển giao đổi mới bao gồm những hình thức thị trường và phi thị trường.

Khái niệm thị trường: Dùng để chỉ những hình thức chuyển giao mà động cơ thúc đẩy ban đầu cho việc chuyển giao đổi mới chắnh là lợi nhuận.

Ngược lại, khái niệm Ộphi thị trườngỢ được dùng

để chỉ những hình thức mà các yếu tố thị trường và những xem xét về mặt tài chắnh không phải không phải là động cơ chắnh của chuyển giao đổi mới.

o Hình thức phi thị trường bao gồm: chuyển giao qua sách, tạp chắ chuyên môn, tạp chắ thương mại; tài liệu bán hàng; dịch vụ thông tin công

nghệ; triển lãm và hội chợ hàng công nghiệp; những mối liên hệ cá nhân không chắnh thức; dự các hội thảo, chuyên đề; tư vấn nội bộ; đào tạo và huấn luyện.

o Hình thức thị trường bao gồm: mua máy móc, thiết bị, sản phẩm; đầu tư nước ngoài trực tiếp; hợp tác công nghệ kỹ thuật; cung cấp bản quyền; thỏa thuận cung cấp dịch vụ công nghệ; thỏa thuận cung cấp kỹ thuật và xây dựng; thầu phụ; hợp đồng chìa khóa trao tay; hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao; hợp đồng sản phẩm trao tay; hợp đồng quản lý; hợp đồng phân chia sản xuất; liên doanh sản xuất; liên doanh nghiên cứu khảo sát; dịch vụ chuyên giaẦ

 Phân loại hình thức chuyển giao theo mối quan hệ của tổ chức thì chuyển giao đổi mới bao gồm chuyển giao bên trong tổ chức, chuyển giao bên ngoài tổ chức. Trong đó chuyển giao bên ngoài tổ chức bao gồm chuyển giao giữa các tổ chức trong cùng một địa phương/quốc gia và chuyển giao giữa các tổ chức ngoài địa phương/quốc gia.

5.2. Chuyển giao bên trong và giữa các tổ chức

5.2.1. Khái niệm

Khi một tổ chức muốn khai thác một ý tưởng đổi mới, tổ chức đó cần phải nghĩđến sự chuyển giao những ý tuởng đổi mới này. Nếu một ý tưởng đổi mới được tạo ra từ bộ phận nghiên cứu và phát triển, ý tưởng này cần được chuyển giao cho bộ phận sản xuất. Hay nếu ý tưởng đến từ bộ phận marketing và để ý tưởng này trở thành hiện thực, phải có sự tham gia của bộ phận nghiên cứu, bộ

phận thiết kế và bộ phận sản xuất. Vì vậy nhiệm vụ của bộ phận marketing là chuyển ý tưởng đổi mới cho bộ phận nghiên cứu. Tiếp đó bộ phận nghiên cứu tiến hành nghiên cứu ý tưởng, nếu khả thi ý tưởng đó sẽ được chuyển cho bộ phận thiết kế. Đó là những vắ dụ về chuyển giao bên trong tổ chức. Tuy nhiên chuyển giao bên ngoài giữa các tổ chức là xu hướng phổ biến hơn.

Vắ dụ một ý tưởng từ một viện nghiên cứu hay các trường đại học cần được chuyển giao cho các doanh nghiệp. Ý tưởng từ các nhà cung cấp đầu vào cần được chuyển giao cho các doanh nghiệp có khả năng khai thác nó.

Vì vậy, sự chuyển giao bên trong và giữa các tổ chức là việc chuyển những ý tưởng

đổi mới giữa các bộ phận, phân hệ bên trong tổ chức và giữa các tổ chức với nhau nhằm tạo ra và tăng cường giá trị gia tăng cho bộ phận/tổ chức chuyển giao và nhận chuyển giao.

Chuyển giao đổi mới thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như (1) khả năng truyền đạt và tiếp thu của các bộ phận/tổ chức; (2) sự khác biệt về văn hóa truyền đạt và tiếp thu; (3) loại hình đổi mới; và (4) yếu tố thời gian của chuyển giao.

Hình 5.2: Các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao

Nguồn: Allan Afua, 2003, Innovation management

Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu cụ thể những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao sựđổi mới bên trong và giữa các tổ chức.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI docx (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)