Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu 63 Kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại Công ty dược phẩm trung ương I (Trang 29 - 35)

và nhà cung cấp của doanh nghiệp:

Để biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không, từ đó dự đoán khả năng tồn tại, phát triển cần xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ đi dần đến bờ vực của sự phá sản, phải tự giải thể vì vỡ nợ. Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ bằng tiền vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy, để có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ, doanh nghiệp phải duy trì một mức luân chuyển vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn.

1.3.1/ Phân tích tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp:

1.3.1.1/ Ý nghĩa, nội dung và nhiệm vụ phân tích:

Tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả. Trong khuôn khổ của luận văn, em chủ yếu đi vào phân tích tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình các khoản công nợ nhằm cung cấp cho nhà quản lý kinh doanh và các đối tượng khác biết được: Cơ cấu các khoản công nợ với khách

hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp như thế nào?, tình hình vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng chiếm của doanh nghiệp bao nhiêu để từ đó đưa ra các quyết định giảm bớt vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng, doanh nghiệp có các biện pháp thu hồi công nợ nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng đồng thời đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khách hàng và doanh nghiệp, có biện pháp huy động các nguồn vốn để thanh toán cho các đối tượng, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình công nợ với khách hàng và nhà cung cấp trong doanh nghiệp thường phân tích trên 3 khía cạnh sau:

+ Phân tích tình hình phải thu khách hàng + Phân tích tình hình phải trả nhà cung cấp

+ Phân tích mối quan hệ giữa phải thu, phải trả, mối quan hệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.

Xuất phát từ yêu cầu của nhà quản lý và các đối tượng, việc phân tích có thể tiến hành vào các thời điểm cuối tháng, cuối quý, hay cuối năm hay trong các thời kỳ bất thường khác (ví dụ: cổ phần hóa…)

Nguồn thông tin phục vụ cho phân tích chủ yếu từ hệ thống báo cáo tài chính kết hợp với các sổ chi tiết của kế toán như sổ chi tiết tài khoản 131,331,511…

Phương pháp phân tích chủ yếu là kết hợp phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết.

1.3.1.2/ Phân tích tình hình phải thu:

Nợ phải thu của doanh nghiệp xét trong mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu về việc ứng trước cho người bán. Khi phân tích, có thể xác định tỷ trọng của từng khoản phải thu so với tổng số để thấy được mức độ các khoản phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng các khoản phải thu. Chi tiết các khoản phải thu của khách

hàng theo từng đối tượng và thời hạn, gồm chưa đến hạn, đến hạn, đã quá hạn, từ đó, so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ để thấy được tình hình tăng, giảm của từng khoản phải thu khách hàng. Đồng thời xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến từng khoản phải thu đã quá hạn để đưa ra biện pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, quan sát các chỉ tiêu phản ánh số vòng quay phải thu của khách hàng, thời gian của mỗi vòng quay, từ đó so sánh với kỳ trước, thời gian ghi trong hợp đồng kinh tế để thấy được tình hình tăng, giảm của mỗi chỉ tiêu và ý nghĩa của các chỉ tiêu tác động tới tình hình thu hồi công nợ của doanh nghiệp.

Tổng tiền hàng bán chịu (1) Số vòng quay phải thu của khách hàng=

Số dư bình quân phải thu KH Trong đó:

Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ Số dư bình quân phải thu khách hàng=

2 Số vòng quay phải thu

khách hàng

= Thời gian kỳ phân tích

Số vòng quay phải thu khách hàng Chỉ tiêu (1) cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu khách hàng quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thu tiền của doanh nghiệp là kịp thời, góp phần giảm bớt vốn bị chiếm dụng.

Chỉ tiêu (2) cho biết một vòng quay phải thu khách hàng hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu 2 càng thấp càng thấp. Tuy nhiên, ta cần đối chiếu với thời hạn ghi trong hợp đồng kinh tế để thấy được công tác thu hồi tiền của doanh nghiệp và tình hình chấp hành thanh toán của khách hàng đã đúng chưa?

Nợ phải trả của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp bao gồm phải trả người bán, phải trả người mua về việc nhận ứng trước. Khi phân tích tình hình các khoản phải trả của doanh nghiệp, ta áp dụng phương pháp so sánh, so sánh từng khoản theo từng nội dung, số cuối kỳ với số đầu kỳ để thấy được tình hình tăng, giảm các khoản phải trả khách hàng và nhà cung cấp ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào? Khi phân tích, có thể xác định tỷ trọng của từng khoản phải trả so với tổng số để thấy được mức độ các khoản phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng các khoản phải trả. Chi tiết các khoản phải trả theo từng đối tượng và thời hạn, gồm chưa đến hạn, đến hạn, đã quá hạn, từ đó, so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ để thấy được tình hình tăng, giảm của từng khoản phải thu khách hàng. Đồng thời xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến từng khoản phải trả đã quá hạn để đưa ra biện pháp phù hợp.

Có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích:

Tổng tiền hàng mua chịu (1) Số vòng quay phải trả người bán=

Số dư bình quân phải trả người bán Thời gian của kỳ phân tích (2) Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán=

Số vòng quay phải trả người bán Chỉ tiêu (1) cho biết trong kỳ phân tích, các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu (2) cho biết một vòng quay phải trả người bán hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên cần phải so sánh với thời hạn ghi trong hợp đồng kinh tế để thấy

được tình hình chấp hành về quy định thanh toán của doanh nghiệp đối với các nhà cung ứng.

1.3.1.4/ Phân tích mối quan hệ giữa phải thu và phải trả:

Vốn bị chiếm dụng là số tiền phải thu của khách hàng nhưng quá hạn chưa thu được. Vốn bị chiếm dụng là số tiền phải trả cho người bán nhưng quá hạn chưa trả được. Trong hoạt động kinh doanh, để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp thường phải đảm bảo tỷ số giữa vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng thấp nhất phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và từng thời điểm.

Vốn bị chiếm dụng

Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng và chiếm dụng= x 100% Vốn chiếm dụng

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, và ngược lại. Như vậy, rõ ràng tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

1.3.2/ Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhiều đối tượng, trong đó chủ yếu là các nhà cung cấp để đưa ra quyết định có cung ứng vật tư hàng hóa dịch vụ cho doanh nghiệp không nhằm đảm bảo độ an toàn cho doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính.

Xét về mặt thời gian thì doanh nghiệp có các khoản nợ sau: nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và dài hạn.

Tổng tài sản (1)Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Trong đó, tổng tài sản bao gồm toàn bộ TSCĐ và TSLĐ, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản<tổng nợ, như vậy toàn bộ tài sản hiện có của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ công ty mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính. Ngược lại, nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là tổng tài sản > tổng nợ cho thấy công ty có khả năng thanh toán. Nhưng nếu quá cao thì cần phải xem lại vì khi đó việc sử dụng đòn bầy tài chính của công ty không hiệu quả.

(2) Hệ số khả năng thanh toán tạm thời:

Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong năm, do vậy công ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong năm để thanh toán. Như vậy, trong tổng số tài sản mà công ty đang quản lý và sử dụng thì chỉ có TSLĐ là có tính hoán tệ trong vòng một năm.

Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tạm thời=

Tổng nợ ngắn hạn

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Khi xem xét hệ số này phải quan tâm tới tính chất ngành nghề kinh doanh.

(3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu. Như

ta đã biết chỉ có TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là có khả năng thanh khoản cao nhất trong tổng số tài sản, nhưng trong đó khả năng hoán tệ của vốn vật tư, hàng hóa lại rất thấp, do vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh không dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa và được xác định theo công thức:

TSLĐ và ĐTNH- vốn vật tư hàng hóa Hệ số thanh toán nhanh=

Tổng nợ ngắn hạn

Nhìn chung, nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty sẽ giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, và có thể công ty phải bán tài sản với giá bất lợi để trả nợ. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Giống như hệ số khả năng thanh toán tạm thời, giá trị của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản doanh nghiệp có thể sử dụng để phân tích tình hình thanh toán cơ bản, từ đó có kế hoạch làm lành mạnh hóa tài chính.

Một phần của tài liệu 63 Kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại Công ty dược phẩm trung ương I (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w