Quá trình đẳng tích định luật sác-lơ

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng vật lý 10 cơ bản 2 (Trang 48 - 50)

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử D Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Quá trình đẳng tích định luật sác-lơ

định luật sác-lơ

I − mục tiêu

1. Về kiến thức

Nêu đ−ợc định nghĩa quá trình đẳng tích.

Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sác-lơ theo nhiệt độ tuyệt đối.

Nhận biết và vẽ đ−ợc dạng của đ−ờng đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T).

2. Về kĩ năng

Xử lí số liệu thu đ−ợc từ thực nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích.

Vận dụng đ−ợc định luật Sác-lơ để giải các bài tập trong SGK và các bài tập t−ơng tự.

II − Chuẩn bị

Giáo viên

Dụng cụ để làm thí nghiêm nh− hình 30.1 và 30.2 SGK.

Giấy khổ lớn có vẽ khung của bảng “kết quả thí nghiệm”

(Nếu không có dụng cụ làm thí nghiệm thì viết trên giấy khổ lớn kết quả thí nghiệm có trong SGK).

Học sinh

Ôn lại khái niệm nhiệt độ tuyệt đối.

Giấy kẻ ô li khổ 15 x 15 cm.

III − Thiết kế hoạt động dạy học

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

Hoạt động 1.(5 phút)

Định nghĩa quá trình đẳng tích,

phát hiện vấn đề cần nghiên cứu

Cá nhân trả lời : Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích.

Trạng thái 1 : p1, V, T1. Trạng thái 2 : p2, V, T2.

Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.

? Viết biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ? Từ định nghĩa quá trình đẳng nhiệt, định nghĩa thế nào là quá trình đẳng tích ?

O. Viết các thông số trạng thái của hai trạng thái trong quá trình đẳng tích.

O. Làm thế nào để tìm đ−ợc mối liên hệ định l−ợng giữa áp suất và nhiệt độ của một l−ợng khí khi thể tích không đổi ?

Hoạt động 2.(20 phút)

Xây dựng biểu thức về mối quan hệ giữa p và T của một l−ợng khí xác định trong quá trình đẳng tích

Dự đoán, có thể là :

áp suất khí tăng khi nhiệt độ khí tăng và ng−ợc lại.

áp suất khí giảm khi nhiệt độ khí tăng và ng−ợc lại.

áp suất khí không đổi khi nhiệt độ khí tăng hoặc giảm.

Trả lời : khi nhiệt độ tăng thì áp suất cũng tăng và ng−ợc lại.

GV giới thiệu bộ thí nghiệm nh− ở hình 30.1 SGK.

O. Dự đoán sự thay đổi của áp suất khí trong bình khi tăng (giảm) nhiệt độ của l−ợng khí ?

Tiến hành một lần thí nghiệm hình 30.1 SGK để HS quan sát.

GV giới thiệu bộ thí nghiệm hình 30.2 SGK.

O. Hãy quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi : có mối liên hệ nào giữa nhiệt độ và áp suất của cùng một l−ợng khí, với điều kiện thể tích không đổi ?

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng vật lý 10 cơ bản 2 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)