D. BẢO TỒN PHÔI
3. Kỹ thuật hảo tồn phôi bằng phương pháp đông lạnh
Làm đông lạnh phôi là quá trình đưa phôi từ nhiệt độ môi trường trong các phòng thí nghiệm sang giữ và bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu - 196oC. Làm đông lạnh phôi là một kỹ thuật giúp cho người chăn nuôi điều khiển sinh sản của con vật không những về không gian và cả về thời gian
Làm đông lạnh phôi (chủ yếu là phôi bò) là một kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Kỹ thuật này cho phép nâng cao hiệu quả cấy truyền phôi giống như là làm đông lạnh tinh dịch. Nhờ phương pháp này, người ta có thể bỏ qua kỹ thuật gây đồng pha về chu kỳ động dục giữa con cho và con nhận phôi. Năm 1972, người ta đã đạt được những kết quả đầu tiên trong lĩnh vực cấy truyền phôi chuột nhắt được làm đông lạnh. Đến năm 1973, Wilmut và Rowson đã cho sinh ra con bê đầu tiên bằng cách cấy truyền phôi bò được làm đông lạnh ở ngày tuổi thứ 10- 11 Sau đó, những nghiên cứu tiếp tục được thực hiện nhằm hoàn chỉnh một kỹ thuật làm đông lạnh phôi bò cũng như là những động vật nhai lại loại nhỏ. Những nghiên cứu này được chú ý hơn nữa vì sự cần thiết của nó trên phương diện thương mại. Phương pháp bảo quản phôi đông lạnh có những lợi ích là cho phép dự trữ phôi mà không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào về con cái nhận, đồng thời dễ dàng trao đổi, vận chuyển phôi ở khoảng cách xa.
Từ những nghiên cứu của Luget và Gehenio, người ta biết rằng những tế bào sống và vi sinh vật được làm lạnh nhanh thì chuyển hóa trao đồi của nó bị giảm theo tỷ lệ đến mức mà sự bảo tồn của nó có thể là vô hạn, chúng có thể được hồi sinh sau khi được làm nóng trở lại. Tuy việc làm đông lạnh không khó khăn, nhưng khó khăn hơn là tránh sự kết tinh của nước trong tế bào dẫn đến làm phôi chết, bởi vì khi làm đông lạnh, những tinh thể nước đá được tạo thành ở môi trường ngoài tế bào sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, tế bào bị mất nước dẫn đến teo xọp.
Tốc độ làm đông lạnh phải được thực hiện sao cho tránh sự mất nước quá nhanh của tế bào. Nhưng. trái lại, việc chống lại sự mất nước quá nhanh trong tế bào dẫn đến sự tạo thành quá nhiều tinh thể nước đá và có thể làm rối loạn chức năng tế bào. Mâu thuẫn này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các chất chống lạnh. Những chất này thấm vào trong tế bào, làm giảm số 'lượng nước của tế bào, tạo ra lớp chất dẻo trong suất theo thủy tinh), giữ cho hình dạng, thể tích tế bào không bị thay đổi. Những chất chống lạnh thường dùng là glyxerin và dimethyl sulfoxide (D.M.S.O ). Đương nhiên, những chất chống lạnh phải được loại trừ ra khỏi tế bào trước khi cất truyền
phôi để phôi có thể phát triển một cách bình thường sau khi đưa vào cơ thể động vật nhận phôi.