Các yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh dịch

Một phần của tài liệu Giáo trình TRUYỀN GIỐNG NHÂN TẠO VẬT NUÔI pot (Trang 72 - 75)

5.1. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh ra tinh trùng, nó có vai trò quyết định phẩm chất tinh dịch. Trong đó, protein, vitamin và các chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng.

5.1.1. Protein

Protein Là nguyên liệu chính để sản xuất ra tinh trùng. Sự sinh tinh trùng không thể diễn ra được nếu không có sự đóng góp của protein cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là giai đoạn thành thục về tính. Giá trị sinh vật học của protein cũng ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch và sức sống của tinh trùng. Cung cấp đầy đủ protein có giá trị sinh vật học cao sẽ góp phần tăng số lượng, chất lượng tinh trùng. Vì vậy, khẩu phần ăn của đực giống đòi hỏi phải có hàm lượng protein cao, chất lượng tốt. Ví dụ, lợn đực giống nội cần 120 gam protein tiêu hoá/ một đơn vị thức ăn, lợn đực giống ngoại cần 140- 160 gam protein tiêu hoá/ một đơn vị thức ăn .

Để nâng cao giá trị sinh vật học của protein cần phải chú ý tới tỷ lệ thích hợp của protein động vật trong khẩu phần ăn của đực giống.

5 .1.2 . Vitamin

Vitamin có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tinh dịch, chúng đóng vai trò là các chất xúc tác trong các phản ứng sinh học cũng như các quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể. Tuy chỉ cần số lượng ít nhưng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất tinh dịch của con đực. Thiếu vitamin, quá trình sản xuất tinh trùng có thể bị ngừng trệ. Các vitamin A, E, C là đặc biệt cần thiết đối với đực giống:

Thiếu vitamin A dẫn đến teo dịch hoàn, các tế bào non trong thành ống sinh tinh bị sừng hoá, quá trình sản sinh ra tinh trùng bị ngừng trệ.

Thiếu vitamin E làm giảm tính hăng của đực giống, cản trở quá trình sản sinh ra tinh trùng, làm cho số lượng và chất lượng tinh dịch giảm. Vitamin E có nhiều trong các loại mầm ngũ cốc, mầm đậu đỗ do đó người ta thường bổ sung chúng vào trong khẩu phần ăn của đực giống.

- Thiếu vitamin C sẽ làm giảm tính hăng của đực giống, phán xạ nhảy bị trì trệ, cơ quan sinh dục dễ bị xuất huyết, phẩm chất tinh dịch kém.

5.1.3 . Các chất khoáng

Chất khoáng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý sinh dục của đực giống. Các nguyên tố khoáng như: can xi, phốtpho ngoài vai trò quan trọng trong sự phát triển của bộ xương còn ảnh hưởng tới phản xạ nhảy của đực giống. Nguyên tố phát pho còn tham gia vào thành phần cấu tạo nhân tinh trùng và cũng là thành phần cấu tạo nên chất cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Các nguyên tố vi lượng khác, như: kẽm và đồng rất cần thiết cho quá trình sản sinh tinh trùng.

5.2. K thut khai thác

Kỹ thuật khai thác có ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Khai thác đúng kỹ thuật, động tác thuần thục, chính xác, phù hợp với đặc tính sinh học làm cho con đực xuất tinh như trong điều kiện tốt nhất, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch.

Thời gian khai thác cũng ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh dịch. Thông thường, khai thác tinh dịch vào buổi sáng sớm khi thời tiết còn mát mẻ thu được tinh dịch có chất lượng tết hơn các thời điểm khác trong ngày.

5.3. Chếđộ khai thác

Ngay sau khi con đực thành thục về tính, trong dịch hoàn luôn luôn có quá trình sản sinh tinh trùng. Tinh trùng được sản sinh ra sau 40- 60 ngày nếu không được sử dụng sẽ bị phân huỷ đi. Quá trình sản sinh và phân huỷ tinh trùng là hai quá trình diễn ra đồng thời kể từ khi cơ thể thành thục về tính cho đến khi hết tuổi hoạt động sinh dục. Căn cứ vào đặc điểm này người ta định ra chế độ khai thác tinh phù hợp cho từng loại gia súc. Cụ thể như sau:

- Tần số khai thác tối ưu: lợn đực nội: 4-5 ngày/1ần, lợn đực ngoại: 3 -4 ngày/1ần; trâu, bò: 2- 4 lần/tuần, ngựa: 1-2 ngày/1ần; chó: 2 ngày/1ần

Nếu khai thác quá thưa, tinh dịch sẽ có nhiều tinh trùng già, yếu và chết. Các tinh trùng sau khi chết đi bị phân huỷ tạo thành các chất độc tiếp tục gây chết đối với các tinh trùng còn sống. Quá trình này nếu kéo dài thì hàm lượng chất độc sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phẩm chất tinh dịch. Hiện tượng này có thể dẫn tới tình trạng vô sinh. Mặt khác, thời gian khai thác quá thưa sẽ làm cho kích tố sinh dục bị phá huỷ, cơ quan sinh dục bị teo lại cản trở quá trình xuất tinh. Hậu quả của nó có thể gây rối loạn cơ chế điều tiết của thần kinh, thể dịch. Ngược lại, nếu thời gian khai thác quá gần nhau, tinh dịch sẽ có nhiều tinh trùng non, tinh trùng chưa thành thục, kết

- Tuổi khai thác: có ảnh hưởng lớn tới số lượng và chất lượng tinh dịch. Vì vậy, không được khai thác tinh dịch khi tuổi gia súc quá non hoặc quá già. Tuổi khai thác thích hợp tùy thuộc vào từng loài, giống. Ví dụ: tuổi khác thác thích hợp đối với lợn đực nội là từ 10 tháng đến 3,5 năm tuổi, lợn đực ngoại từ 1 năm đến 4 năm tuổi, bò từ 1 5 đến 7 năm tuổi...

5.4. Mùa v

Nhìn chung số lượng tinh trùng và chất lượng tinh dịch ít thay đổi theo mùa vụ. Tuy nhiên, những mùa có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh) có ảnh hưởng xấu số lượng và chất lượng tinh dịch của động vật. Thực tế cho thấy, mùa xuân, mùa thu thời tiết mát mẻ, số lượng và chất lượng tinh dịch thường tốt hơn so với mùa đông và mùa hè.

Những động vật sinh sản theo mùa như: ngựa, dê, cừu... thì chỉ có mùa sinh sản mới cho chất lượng tinh dịch tốt nhất.

5.5. Chăm sóc, qun lý

Chế độ chăm sóc, quản lý đực giống có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất tinh dịch. Đực giống cần có chế độ vận động thường xuyên, hợp lý để đảm bảo cho thân hình săn chắc. Không được để đực giống quá béo hoặc quá gầy, điều đó sẽ ảnh hưởng tới phản xạ tính dục, đặc biệt phản xạ nhảy. Để đạt được mục đích đó, phải có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.

Có hai hình thức vận động thường áp dụng đối với đực giống đó là: vận động tự do và vận động cưỡng bức. Tuỳ từng đối tượng và thể trạng đực giống mà có chế độ vận động cho phù hợp. Người ta quy định thời gian và mức độ vận động cho từng loại gia súc như sau:

Lợn đực giống có thể cho vận động hàng ngày, mỗi ngày từ 0,5- 1 km. - Bò đực vận động một lần một tuần, mỗi lần từ 5-10 km.

- Ngựa đực vận động một lần một tuần, mỗi lần từ 15-20 km.

Chú ý cho đực giống vận động vào lúc thời tiết mát mẻ, thường vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều.

Công tác quản lý đực giống phải được chú ý đúng mức. Đực giống phải được nhốt riêng mỗi con một ô. Chuồng nuôi đực giống phải cách xa chuồng nuôi con cái. Mỗi đực giống phải có sổ lý lịch để theo dõi tình trạng sức khoẻ, sức sản xuất. Phải thường xuyên chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho đực giống, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt công tác thú y trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuyệt đối không được có các hành động đánh đập thô bạo đối với đực giống.

Một phần của tài liệu Giáo trình TRUYỀN GIỐNG NHÂN TẠO VẬT NUÔI pot (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)