1. Sự phát triển của trứng sau khi thụ tinh
Sau khi được thụ tinh trong một thời gian ngắn, trứng bắt đầu phân chia theo cấp bào. Các cầu phân chia có các rãnh dọc, ngang (rãnh phân chia giống như kinh tuyến và vĩ tuyến trên địa cầu). Trên kính hiển vi phóng đại có thể nhận biết được các đường này.
Ở giai đoạn phát triển ban đầu của phôi, quá trình phân chia không làm phôi lớn lên. Sự phân chia xảy ra trên đường di chuyển của trứng. Sau khi nở to, phôi chui ra ra khỏi màng trong suốt, kích thước của phôi tăng lên (ứng với ngày 9-10 sau khi thụ tinh). Thông thường phôi ở ngày thứ 5-6 có 16-32 tế bào trở lên, gọi là phôi đâu (Morula), quan sát qua kính hiển vi thấy phôi nổi lên như quả dâu. Giai đoạn giữa và cuối của phôi dâu khó đoán được chính xác số phôi bào đã phân chia. Những tế bào phôi dâu sau đó sẽ tiết ra một ít dịch và hình thành nên 1 xoang (xoang phôi). Xoang này dần dần lớn lên, có thể nhận biết được qua kính hiển vi. Phôi khi đã tạo thành xoang gọi là phôi nang (Blastocyst). Xoang phôi lớn lên đẩy khối tế bào dồn về một cực Khối tế bào này gọi là địa phôi (mầm phôi, nụ phôi). Mầm phôi sau này hình thành nên các bộ phận, cơ quan của cơ thể. Lớp tế bào bao quanh thành vách của xoang phôi gọi là màng nuôi (Trophoblast), sau này hình thành nên hệ thống nhau thai
Phôi thu được vào ngày thứ 7 sau khi phối giống là phôi dâu hoặc phôi nang. Nếu vào ngày này mà phôi chỉ có 2,4,8 tế bào là chậm phát triển. Sự 'chậm phát triển của phôi có thể do: phôi bị chết, phôi thoái hóa khi phát triển hoặc sự rung trứng bị chậm lại (thường từ 2-4 ngày)
Để phân biệt phôi sống hay chết phải đưa phôi vào tủ ấm nuôi trong dung dịch nuôi cấy và theo dõi 24-48 giờ. Nếu thấy phôi phát triển bình thường thì khẳng định là phôi sống. Nếu thấy phôi kém đi hoặc giữ nguyên trạng thái thì đó là phôi chết hoặc đang thoái hóa.
Sự làm tổ của phôi ở tử cung động vật nhận phôi trải qua 2 giai đoạn: đầu tiên phôi chui ra khỏi màng trong suốt, lúc đó màng nuôi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc tử cung động vật nhận phôi. Tiếp theo, phôi chính thức làm tổ ở tử cung khi có sự hình thành các núm nhau con. Sự liên hệ giữa cơ thể mẹ và con được thực hiện thông qua cầu nối nhau thai. Ở bò, phôi chui ra khỏi màng trong suốt vào ngày thứ 9- 11 hoặc ngày thứ 12, 13 sau khi phối tinh và phôi chính thức làm tổ ở tử cung từ ngày thứ 25 trở đi. Quá trình phân chia và phát triển của phôi được minh họa trên hình 6.6.
2. Đánh giá chất lượng phôi
2.1. Cơ sở phân 1oại phôi
Căn cứ để phân loại phôi:
* Hình thái: Phôi có hình cáu dẹt, qua kính hiển vi có hình tròn, giới hạn của
màng phôi là màng trong suốt (Zola Pellucida)
- Kích thước phôi bò bình thường là l00-200µm. * Mức độ phân chia tế bào:
- Số lượng phôi bào tùy theo giai đoạn phát triển: đầu tiên là 1, rồi đến 2, 4, 8, 16..., phôi dâu, phôi nang
- Độ tập trung, phân tán và mối liên kết giữa các tế bào phôi. Số lượng tế bào tách rời nói nên mối liên kết lỏng lẻo của phôi bào.
* Màu sắc tế bào:
Màu sắc có liên quan đến mức độ sống, chết hay thoái hóa của các tế bào; Mức độ tập trung hoặc phân tán của mầm phôi, mức độ tổn thương và mảnh vỡ của tế bào, những túi nước cũng phản ánh chất lượng phôi.
Từ những căn cứ trên, có 2 quan điểm đánh giá phân loại phôi được các nhà khoa học đồng tình ủng hộ, đó là:
- Dựa vào giai đoạn phát triển của phôi - Dựa vào mức độ tốt, xấu của phôi.
2.2. Đánh giá, phân loại phôi
* Đánh giá chất lượng phôi theo giai đoạn phát triển
Cách đánh giá này dựa vào mức độ phân chia tế bào gắn với tuổi của phôi và vị trí của nó trong đường sinh dục cái
Bảng 6.3. Trình tự phát triển của phôi bò bình thường
Các sự kiện Vị trí Tính từ khi bắt đầu động dục (ngày) Bắt đầu động dục Buồng trứng 0 Rụng trứng Vòi trứng 1 Thụ tinh, hợp tử Vòi trứng 2 2 tế bào Vòi trứng 2 4-8 tế bào Vòi trứng 3-4
16-32 tế bào Vòi trứng-tử cung 4-5
Phôi dâu già Tử cung 5-6
Phôi nang sớm (non) Tử cung 7
Phôi nang Tử cung 8-9
Phôi nang ra khỏi vỏ Tử cung 10
Phôi nang dài Tử cung 11
Tiếp xúc với thành tử cung Tử cung 23
Làm tổ Tử cung 35
Phôi bò thu hoạch vào 7 ngày sau khi phối giống chủ yếu là phôi dâu và phôi nang. Số còn lại là trứng không được thụ tinh đúng với giai đoạn phát triển (phôi ngừng phát triển, phôi non do rụng trứng muộn, phôi phát triển quá muộn). Trứng không được thụ tinh, phôi chết, thoái hóa hoặc không đúng giai đoạn phát triển đều không dùng để cấy truyền phôi được.
* Đánh giá phân loại phôi theo chất lượng
Theo cách đánh giá này, phôi được chia thành 4 loại: A (rất tốt), B (tốt), C (trung bình), D (xấu, kém).
Bảng 6.4. Bảng phân loại chất lượng phôi bò
Phân loại Giải thích
Rất tốt 4 1 A Phôi khuyết tật gìđiển hình cho giai đoạn phát triển, không có Tốt 3 2 B Đúng với giai đoạn phát triển, màu sắc tế bào đặc trưng, có một vài tế bào bị tách rời Trung bình 2 3 C Hình thái không đặc trưng, số tế bào tách rời nhiều. màu sắc không đặc trưng .
Xấu (kém) 1 4 D
Hình thái không bình thườncl. nhiều tế bào rời. sư liên kết không chặt chẽ, khôncl đắc trưng cho giai đoạn phát triển, màu sắc không đồng đều
Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì nó còn phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của kỹ thuật viên.
3. Ghi chép, theo dõi
Sau khi đánh giá phân loại cần tiến hành ghi chép những thông tin về phôi trong sổ sách theo dõi hoặc trên cọng rạ chứa phôi
3.1. Ghi chép trong sổ sách. Gồm các thông tin sau: Ngày lấy phôi, địa điểm lấy
phôi, giống, số hiệu và giống của con đực, số phôi thu được, chất lượng phôi (A,B,C,D), phôi đóng trong bao nhiêu cọng rạ, quy trình bảo tồn
3.2. Đánh dấu trên cọng rạ
Sau khi đánh giá, phân loại, phôi được hút vào cọng rạ và chuyển đi cấy ngay gọi là phôi tươi. Trường hợp này, cọng rạ chỉ cần ghi: loại phôi, chất lượng phôi, giống để người cấy phôi chọn động vật nhận phôi cho phù hợp. Nếu làm đông lạnh để bảo quản lâu dài thì cọng rạ cần ghi những thông tin: loại phôi, chất lượng phôi, giống, số lượng phôi, ngày bảo quản (Hình 6.7)