Bảng 3. 7. Tiêu chuẩn tinh dịch ở một số loài vật nuôi của Việt Nam
Chỉ tiêu Lợn nội Lợn ngoại Trâu Bò Dê, cừu
Màu sắc Trắng đục Trắng sữa Trắng đục Trắng đục hoặc vàng ngà
Trắng sữa Mùi Hăng tanh Hăng tanh Hăng tanh Hăng tanh Hăng tanh
pH 7,2-7,5 7,2-7,5 6,7-7,0 6,2-6,9 6,5-7,2 Vmin >100 >200 ml 2-3 4-5 0,8-1 ,3 Amin 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 Cmin (triệu/ml) 25-30 250-300 700 1000 3000 Rmin 1500 3000 10.000 10.000 10.000 Kmax (%) 20 20 15 15 15
Chương IV
PHA LOÃNG, BẢO TỒN, VẬN CHUYỂN TINH DỊCH
Pha loãng, bảo tồn nhằm mục đích tăng thể tích tinh dịch, kéo dài thời gian sống của tinh trùng ngoài cơ thể. Do đó, góp phần nâng cao sức sản xuất của đực giống, nhất là đối với những đực giống tốt và rộng bán kính gieo tinh. Ví dụ: ở bò, lượng tinh trong một lần xuất tinh là 5ml, nếu pha loãng 10 lần sẽ phối được cho 10 bò cái. Ở lợn nội: Lượng tinh một lần xuất bình thường là 250ml, nếu pha loan 4 lần sẽ phối được cho 30 lợn nái với liều phối 30 ml/con/11iều. Ngoài ra, nếu để tinh dịch nguyên trong điều kiện bình thường ở bên ngoài cơ thể, tinh trùng chỉ sống được từ 6- 12 giờ, nhưng đem pha loãng và đưa vào bảo tồn trong điều kiện môi trường thích hợp, tinh trùng có thể sống được vài ngày, vài tháng, vài năm và thậm chí có thể lâu hơn. Hiện nay, người ta có thể bảo tồn tinh dịch của một số giống động vật quí. hiếm được trên 10 năm mà vẫn còn khả năng thụ thai. Vì vậy, người ta có thể vận chuyển tinh dịch đi rất xa, trong một thời gian rất dài
Với ý nghĩa đó, pha loãng, bảo tồn tinh dịch giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác thụ tinh nhân tạo.