III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
2. Hoàn thiện công tác kế họach hoá.
Việc chuyển cách tiếp cận từ kim ngạch viện trợ - dự án sang dự án - kim ngạch viện trợ làm thay đổi vai trò của Chính phủ và chủ dự án so với trước đây:
- Chính phủ chuyển từ vai trò chỉ huy hoàn toàn sang vai trò hỗ trợ thúc đầy.
- Chủ dự án từ chỗ bị động, hành động hoàn toàn theo mệnh lệnh cấp
trên thì nay đã có quyền nhất định trong việc hình thành và thực hiện dự án. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần có một quy hoạch tổng thể ODA
nhằm tăng cường chất lượng đầu vào của công tác kế họach háo đầu tư băng
vốn ODA. Quy hoach nếu được Chính phủ thông qua sẽ là căn cứ pháp lý
quan trọng nhất để cơ quan điều phối viện trợ hình thành kế họach vận động
viện trợ. Một kế họach vận động viện trợ có chất lượng không chỉ bao gồm
những dự án đã được lựa chọn theo tiêu chuẩn ưu tiên về vốn, thời gian thực
hiện mà còn phù hợp với tôn chỉ, mục đích và thế mạnh về vốn, công nghệ
của từng nhà tài trợ.
Một nội dung khác của hoàn thiện kế hoạch hoá vốn ODA là tạo điều
kiện để liên tục hoá các bộ phận của kế họach đầu tư xây dựng : kế hoạch
chuẩn bị đầu tư, kế họach chuẩn bị thực hiện dự án. Muốn vậy, đối cới mỗi dự
án sau khi có sự cam kết của nhà tài trợ cần phải kế họach hoá chu trình toàn bộ của dự án. Các bộ phận của kế họach đầu tư xây dựng, kể cả phần kế
họach dự phòng được phê duyệt dựa trên chu trình dự án sẽ tránh được tình trạng vừa thiết kế vừa thi công.
Kế hoạch giải ngân các dự án ODA có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành các cân đối lớn của nền kinh tế. Khắc phục tình trạng thiếu căn cứ
của kế họach này hiện nay, cần tăng cường mối quan hệ giữa các chủ dự án và
cơ quan điều phối viện trợ.
Về mặt tổ chức, cũng cần tăng cường cơ quan kế họach và đầu tư ở các
cấp (Sở kế họach và đầu tư ở các tỉnh thành phố, các vụ kế họach đầu tư ở các
bộ...) để đảm đương được vai trò là cơ quan đầu mối quản lý, điều phối và sử
dụng ODA.