Cơ chế cho vay lãi.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA potx (Trang 29 - 31)

4. Cơ chế tài chính của ODA.

4.2 Cơ chế cho vay lãi.

Kế hoạch cho vay lãi đặc biệt là lãi suất cho vay lãi là một công cụ điều

phối quản lý và sử dụng vốn ODA. Thực hiện cho vay lãi với lãi suất cao hơn

và thời hạn ngắn hơn vay từ nước ngoài, Chính phủ sẽ tạo ra một nguồn thu

ngân sách mà Chính phủ có thể điều phối trực tiếp, chủ động dùng để tài trợ

chéo cho các dự án đầu tư khác. Mặt khác hầu hết các nhà tài trợ luôn khuyến

khích hoặc thúc dục Chính phủ Việt Nam thực hiện cơ chế cho vay lãi. Theo họ sự ưu đãi của ODA là dành cho toàn thể nhân dân chứ không phải là dành cho những nhà doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Nghị định 20 CP quy định: Bộ Kế hoạch và đầu tư thống nhất với Bộ tài chính, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan về kế

hoạch cho vay lãi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã thực hiện cho vay lãi đối với các

dự án có khả năng hoàn vốn. Sau khi Chính phủ có hiệp định vay nợ với bên

nước ngoài, bộ tài chính và ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn một ngân hàng thương mại để thực hiện việc cho các chủ dự án vay lại và thu hồi vốn vay để trả nợ cho nước ngoài căn cứ vào các quyết định phê duyệt hợp đồng

và hợp đồng đã ký, bộ tài chính sẽ làm thủ tục uỷ quyền cho ngân hàng

thương mại được chọn thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho vay lãi và

thanh toán trong nước. Lãi suất và thời hạn cho vay do thủ tướng Chính phủ

quyết đinh trên cơ sở các kiến nghị của bộ kế họach và đầu tư, bộ tài chính và

ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung đối với đại đa số các dự án lãi suất và thời

hạn cho vay lãi áp dụng theo điều kiện cho vay từ nước ngoài. Ngân hàng

được chọn thực hiện cho vay lãi được hưởng phí 0,3%/ năm. Cũng có trường

hợp nhà tài trợ buộc Chính phủ thực hiện cho vay lãi theo một lãi suất họ định trước. Ví dụ dự án cảng Sài Gòn vay vốn của ADB phí 1%/ năm. ADB buộc

Chính phủ cho dự án vay lãi với lãi suất 6,11%/ năm. Trong trường hợp này Chính phủ phải mất thêm thủ tục thoái lại khoản chênh lãi mà dự án đã nộp, coi đó là nguồn vốn tự bổ sung của sự án.

Lại có trường hợp Chính phủ chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay lãi. Ví dụ như đối với các dự án thuộc nghị đinh thử tài chính ký với Pháp năm

1994. Tuy nhiên việc cho vay lãi theo lãi suất nào được ấn định ra chưa có căn cứ nào. Chẳng hạn Bộ kế họach và đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho các nhà máy mía đường cho vay lại toàn bộ 40 triệu USD rút vốn đợt 1 từ

khoản vay chương trình nông nghiệp của ADB với lãi suất thống nhất như các

dự án khác nhưng không vượt quá 7%/ năm.

Nếu cách làm trên đây tiếp tục kéo dài, chắc chắn việc điều phối ODA

sẽ bị ách tắc bởi các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Các dự án đều chỉ hương vào các nguồn tài trợ có lãi suất

thấp. Đã có trường hợp do lãi suất cao công thêm các ràng buộc khác do nhà tài trợ đặt ra mà chủ dự án từ chối khoản ODA.

- Thứ hai: Do thiếu phương pháp xác định lãi suất cho vay lãi nên

công việc có liên quan đến sử dụng vốn ODA thêm trồng chất, việc ra quyết định tốn nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)