Đối với ngành y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA potx (Trang 43 - 44)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC DỰ ÁN ODA ĐÃ VÀ ĐANG

7.Đối với ngành y tế.

Trong số các đầu vào của ngành y tế, viện trợ trong nhiều thập kỷ là nguồn thu đứng thứ hai sau ngân sách Nhà nước. Những năm 80 ngành y tế

nhận vào khoảng 20 - 25 triệu USD viện trợ mỗi năm. Sang thập kỷ 90 viện

trợ tăng mạnh đạt trung bình 50 triệu USD mỗi năm. Viện trợ đóng vai trò không thể thiếu trong việc kiểm soát và khống chế một loạt bệnh truyền

nhiễm, cải toạ trình độ phòng chống bệnh và góp phần phục hồi hệ thống y tế cơ sở, ổn định môi trường xã hội. Từ năm 1996 trở về trước viện trợ trong

ngành y tế là cho không. Trong 4 năm trở lại đây vốn vay tăng mạnh chiếm 29% tổng ODA cam kết năm 1998 và ngành dự báo tỷ lệ này sẽ còn tăng lên.

Sự xuất hiện của vốn vay và yêu cầu trả nợ đưa vấn đề hiệu quả của viện trợ

lên một tầm quan trọng mới. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có 31 nhà tài trợ

với 148 dự án đóng hoạt động trong ngành y tế, ngoài ra còn một số nhà tài trợ khác với 14 dự án do những ngành khác thực hiện, trong đó có những hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Những nhà tài trợ chủ yếu trong ngành từ năm 1990 đến nay là các tổ chức Liên hiệp quốc (UNPA, UNICEF, UNDP), WHO, và các Chính phủ: Nhật Bản, Oxtraylia, Pháp, Hà Lan, Đức, EU, ngân

hàng thế giới và một số lực lương đông đảo các tổ chức phi Chính phủ quốc

tế.

Sự tập trung một số đông các nhà tài trợ với những mối quan tâm,

những chính sách ưu tiên và thủ tục khác nhau thể hiện ở một số lương lớn

các dự án khiến cho việc điều phối và tiến hành hoạt động hợp tác trở thành một thách thức lớn. Bên cạnh đó khi ODA dành cho ngành y tế tăng lên thì

đầu tư ngân sách cho ngành y tế lại giảm xuống cụ thể: ODA được xem là nguồn bổ sung ngân sách cho ngành, bởi vậy khi ODA dành cho ngành y tế tăng mạnh kể từ 1993 ngân sách doanh nghiệp cho ngành này có xu hướng bị

chuyển sang mục đích khác. Cụ thể trong khi viện trợ dành cho ngành y tế tăng lên 2 lần từ hơn 30 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn từ 1990 - 1992 lên 60 - 64 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 1993 - 1998, tỷ lệ ngân sách

dành cho y tế (bao gồm cả viện trợ) trong tổng ngân sách giai đoạn này chỉ tăng lên không đáng kể.

III. NHỮNG KINH NGHIỆM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC

Lịch sử của theo dõi và đánh giá giữa các quốc gia đang phát triển rất

khác nhau. Một số các ít quốc gia như Ấn Độ thử nghiệm các hệ thống theo

dõi và đánh giá ngay từ những năm 50 trong khi một số các quốc gia khác đến

những năm 80 mới thiết lập và triển khai hệ thống này. Tuy vậy, nhìn chung hệ thống theo dõi đánh giá mặc dù đã định hình ở hầu hết các quốc gia vào nhứng năm 70 nhưng mãi đến cuỗi những năm 80 các quốc gia này mới thực

sự có thêm những nỗ lực to lớn đồng bộ cho các vấn đề theo dõi và đánh giá.

Sự xuất hiện của hoạt động theo dõi không phải là sự phát triển tự phát

tại một số nước đang phát triển. Nổi lên từ những nước vốn là thuộc địa của

chủ nghĩa thực dân, một số trong những quốc gia này đã không đánh giá đầy đủ ý nghĩa và sự thực hiện chế giám sát và kiểm soát việc sử dụng nguồn lực

khan hiếm. Do đó, việc thiết lập các hệ thống theo dõi và đánh giá ở những nước này trở thành trọng tâm của các nhà tài trợ vì họ lo ngại về khía cạnh sử

dụng vốn và trách nhiệm đối với các nguồn viện trợ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA potx (Trang 43 - 44)