I. NHẬN ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA.
2. Chính sách thu hút vốn ODA.
Thời kỳ 1996 - 2000, Việt Nam tiếp tục thực hiện phương châm coi
nguồn lực bên ngoài, trong đó có ODA, là quan trọng, không gắn với các ràng buộc về chính trị, phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xét về khía cạnh các nhà tài trợ, nhìn chung họ thường sử dụng ODA như là một công cụ để thể hiện các mục tiêu chính trị hoặc kinh tế đối ngoại
của họ như: tạo vùng ảnh hưởng, mở rộng uy tín, khai thác thị trường đầu tư,
tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp nước họ... Các nước lớn thường có
chiến lược ODA. Nhìn vào cơ cấu ODA ở các khu vực trên thế giới có thể
thấy sự quan tâm về chính trị, đối ngoại của các cường quốc. Năm 1992,
ODA của Mỹ chiếm 40% ở Trung Đông (chủ yếu là cung cấp cho Israen). Ở
Châu Á ODA của Nhật Bản chiếm 52,3%, ở Châu Phi ODA của Pháp chiếm
26,5 %. Viện trợ của Mỹ năm 1997 giành 3 tỷ USD cho Israen và 2,1 tỷ USD
cho Ai cập trong tổng số 12,2 tỷ USD.
Sử dụng ODA như là một điều kiện để áp đặt "dân chủ", "nhân quyền"
theo quan hệ của phương Tây cũng thường hay gặp trong quan hệ hợp tác
phát triển với một số nước. Một số tổ chức phi Chính phủ, nhất là những tổ
chức có tính chất tôn giáo, có trường hợp lợi dụng viện trợ để thực hiện các
hoạt động không hợp pháp.
Tại một số tổ chức quốc tế, nơi mà một số nước có ảnh hưởng (có mức đòng góp) thường chi phối các tổ chức này, hướng việc cung cấp ODA vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế và chính trị. Trước tháng 10/ 1993, Mỹ đã không cho phép các tổ chức tài chính quốc tế như IMFvà WB nối lại quan hệ
với Việt Nam. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tích cực triển khai tiểu
vùng sông Mêkông mở rộng, trên thực tế là hỗ trợ phát triển toàn diện Đông Dương nằm trên chiến lược củng cố tư thế chính trị và vị trí kinh tế của Nhật
Bản ở Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, trên thực tế không có loại viện trợ hoàn toàn vô tư. Viện trợ
là cùng có lợi, xuất phát từ lợi ích của các bên. Để vẫn có thể tranh thủ được
nguồn ODA và không bị khống chế bởi các nhà tài trợ, Việt Nam cần có một
* Kiên trì và kiên quyết đấu tranh với các nhà tài trợ để loại bỏ các ràng buộc về chính trị ra khỏi quan hệ hỗ trợ phát triển. Kinh nghiệm trong đàm phán với EU và một số nhà tài trợ khác trong thời gian vừa qua cho thấy nếu
chúng ta giữ vững các nguyên tắc chủ đạo, biết mềm dẻo thì vẫn tránh được
những can thiệp của họ.
* Quan tâm đến lợi ích của các nhà tài trợ trên các phương diện mở
rộng quan hệ đầu tư, thương mại của Việt Nam. Như vậy chiến lược huy động
và sử dụng ODA cần được phối hợp thống nhất với chiến lược thương mại và
đầu tư nước ngoài. Quan hệ hợp tác phát triển với Mỹ cũng có thể được khai
thông thuận lợi cho các công ty Mỹ vào đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.
* Tạo thế chủ động trong việc thu hút và sử dụng ODA trên cơ sở một
danh mục hợp tác đầu tư bằng nguồn vốn này được chuẩn bị tốt, phù hợp với
mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
* Có sách lược đối thoại với từng nhà tài trợ khác nhau, tạo ra sự quan
tâm cao của cộng đồng các nhà tài trợ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đa dạng hoá và đa phương hóa là chủ trương nhất quán
trong kinh tế đối ngoại nói chung cũng như trong khai thác và sử dụng ODA
nói riêng.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.