Những tác động tích cực.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA potx (Trang 55 - 57)

I. NHẬN ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA.

1.Những tác động tích cực.

Trong thời gian vừa qua, do có sự chuyển đổi đối tác, lương ODA vào

Việt Nam không nhiều, khoảng 3 tỷ USD và 5- 6 tỷ RCN. Nhưng lượng ODA này đã có ý nghĩa quan trọng va có tác động tích cực đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của Việt Nam:

Một là:

ODA đã thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng, đáp ứng những

nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, cán cân xuất nhập khẩu, đầu tư phát

triển và một phần tiêu dùng thường xuyên. Trước năm 1990, khi nền kinh tế chưa có tích luỹ nội bộ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhìn chung chủ yếu dựa

vào viện trợ từ Liên xô và các nước XHCN khác. Ngoài ra, viện trợ từ các nước SEV còn đáp ứng một phần các nhu cầu tiêu dùng thường xuyên. Tính

riêng đối với viện trợ từ Liên xô, lượng ODA dùng để nhập siêu hàng năm thường gấp 2-3 lần lượng viện trợ dưới hình thức thiết bị toàn bộ.

Đối với ODA của các nhà tài trợ mỡi cũng có tình trạng tương tự. Bên canh vai trò là một nguồn vốn phát triển, ODA còn giúp trả nợ cũ, cân đôis ngân sách và đáp ứng các nhu cầu đột xuất.

Một số chương trình dự án lớn đã được giải ngân một phần hoặc toàn bộ trong thời kỳ nay là: tín dụng phục hồi nông nghiệp đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn ODA. Trước năm 1990, các công trình như Nhà máy

Thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy Thuỷ điện Trị An, nhà mày giấy Bãi Bằng, nhà

máy xi măng Hoàng Thạch, cầu Thăng Long... được hoàn thành đã kịp thời đáp ứng các nhu cầu bức súc lúc đó.

Từ năm 1991 trở lại đây có sự chuyển trọng tâm sử dụng ODA, tập

trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và nhà tài trợ, đó là việc cải tạo

nâng cấp và phát triển một bước hạ tầng kinh tế - xã hội. Mặc dù không có các dự án lớn được hoàn thành trong giai đoạn này nhưng hàng loạt các dự án có quy mô hàng trăm triệu USD đã làm song bước chuẩn bị đầu tư để đi vào thực hiện các năm 1996 - 2000, tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của

nền kinh tế.

Hai là:

Cùng với việc nguồn vốn ODA, một số ngành kinh tế, khoa học kỹ

thuật đã được tạo lập, có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển đất nước (trước đây là ngành cơ khí hoá chất, hiện nay là ngành thông tin liên lạc). Số cán bộ khoa

học - kỹ thuật do các nước XHCN đào tạo trước đây đã tỏ ra là một lực lượng

có trình độ chuyên môn cao, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế

giới.

Ba là:

ODA có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ. Trước đây, rõ nét nhất là tác động của

nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Tây Bắc, của các dự án trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê) đối với miền Đông

Nam Bộ và Tây Nguyên. Gần đây, ODA giúp cải thiện điều kiện cung cấp nước, y tế và vệ sinh môi trường ở nhiều thành phố, thị xã. Đối với các vùng

sống cho nhân dân trong vùng. Các chương trinh tín dụng nông thôn, giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn... đã và đang góp phần tạo vốn và làm

thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý các dự án ODA potx (Trang 55 - 57)