4. Cơ chế tài chính của ODA.
4.4 Vốnbảo đảm trong nước.
Bất kỳ một dự án ODA nào cũng cần đến khoản vốn đảm bảo trong nước vốn này được dùng để trang trải sau khi trừ các khoản chi phí sau:
- Chi phí chuẩn bị dự án: xây dựng, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.
- Chi phí thu hồi vốn tức là chủ dự án phải đứng ra thanh toán trong
quá trình thực hiện dự án, trước khi nhà tài trợ thanh toán từ khoản vay hàng viện trợ theo từng đợt.
- Các chi phí tạo tiền đề vật chất hoặc cung cấp một số hàng hoá dịch
vụ đầu vào: trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, một số chuyên gia, giải phóng
Hầu hết các nhà tài trợ đều muốn Chính phủ Việt Nam phải cung cấp
khoản vốn bảo đảm trong nước này để nâng cao trách nhiệm của Chính phủ
trong việc quyết định thực hiện một sự án nào đó. Các dự án vay vốn OECF
hoặc WB thường quy định vốn bảo đảm trong nước bằng 15% tổng giá trị dự
án, các dự án viện trợ của các tổ chức Liên hiệp quốc thường cần vốn bảo đảm trong nước bằng 20% giá trị dự án.
Lượng vốn bảo đảm trong nước lớn cũng như các quy định về cân đối
nguồn vốn không rõ ràng đang là những nguyên nhân làm kéo dài thời gian
thực hiện dự án hiện nay.
- Một số dự án đầu tư lớn không cân đối đượckinh phí chuẩn bị dự án.
Trong nhiều trường hợp nhất là các dự án lớn, đầu tư bằng vốn vay của WB,
ADB hay OECF, nhà tài trợ phải cấp một khoản kinh phí thông qua một sử
dụngự án hỗ trợ kỹ thuật để làm báo cáo nghiên cứu khả thi. Mặt khác ngay
vốn ngân sách dùng cho chuẩn bị dự án đang có sẵn thì theo thủ tục hiện hành vốn này cũng chỉ được rút sau khi Chính phủ đã thẩm định và phê duyệt dự án
khả thi.
- Đối với các khoản vốn bảo đảm trong nước khác (vốn hồi tố, phần đóng góp vào thực hiện dự án), trách nhiệm cân đối không rõ ràng. Một số dự án được ngân sách Trung ương cân đối, một số khác do ngân sách địa phương, ngân sách ngành hoặc chủ dự án tự cân đối. Nhưng do thiếu quy định
rõ nên sau khi dự án được ký kết chủ dự án đều yêu cầu ngân sách Trung ương cân đối.
- Vốn bảo đảm trong nươc để chuẩn bị thực hiện dự án (giải phóng mặt
bằng, thiết kế xây dựng...) chỉ được cấp phát khi đã ký kết được hiệp định,
nghị định với nhà tài trợ, trong khi đó đối với một số nhà tài trợ hiệp định được ký kết khi đã đạt được kết quả thầu.