Vai trò tích cực của các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển làng nghề.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 43 - 45)

người lao động sẽ giảm tình trạng thất nghiệp đang trở thành vấn nạn hiện nay. Khi đã có nghề trong tay, họ dễ dàng hơn trong việc tìm công việc ổn định ngay tại quê hương với nghề truyền thống của ông cha mình.

2.3.3 Vai trò tích cực của các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển làng nghề. triển làng nghề.

Thực hiện chủ trương khuyến công phát triển làng nghề của tỉnh và nhà nước, Báo Hà Tây đã tích cực thông tin về vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác này nhằm nhân rộng và gìn giữ phát triển làng nghề. Thực tế tại địa

phương các Ngành, Mặt trận, đoàn thể, Liên minh HTX, các huyện, thị xã và trường dạy nghề CN-TTCN mở được trên 220 lớp truyền nghề, đào tạo nghề cho trên 11.000 học viên; Đã hỗ trợ cho 32 dự án đổi mới công nghệ, quy hoạch chi tiết điểm công nghiệp làng nghề, thành lập thêm được 5 hiệp hội nghề nghiệp trong các làng nghề, 6 câu lạc bộ nữ doanh nghiệp huyện và vận động thành lập hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ toàn tỉnh.

Vai trò của tổ chức Đoàn tại thôn xóm qua các bài “ Liệp Tuyết phát huy vai trò của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế”( HT, 26-10-04);và “Phát huy sức trẻ trong gìn giữ và phát triển nghề truyền thống” ( HT, 23-4-05) được thể hiện rất rõ. Tại các xã này, tổ chức Đoàn đã phát huy vai trò tập hợp của mình, động viên tuổi trẻ trong xã tích cực tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; dựa vào thế mạnh của từng cá nhân để tích cực tham gia lao động, làm giàu bằng nghề nghiệp quê hương. Trong bài “ Liệp Tuyết phát huy vai trò của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế”, cán bộ Đoàn, Hội thanh niên là nòng cốt trong phong trào phát triển kinh tế: “ Riêng gia đình đồng chí Tài, Phó chủ tịch Hội LHTN xã giúp nhiều địa phương bạn đào tạo nhân cấy nghề mới, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm không chỉ cho hộ gia đình trong xã mà mà còn cho hàng ngàn lao động tại các xã khác; đây là gương mặt thanh niên tiêu biểu của huyện Quốc Oai”. Cũng như làng nghề ở Quốc Oai, làng nghề Duyên Thái, Thường Tín có bước tiến không ngừng nhờ vào thế hệ thanh niên năng động: “ Có 80 thanh niên là chủ các cơ sở sản xuất tạo việc làm cho từ 5 đến 60 lao động. Ngòai ra còn huy động gần 300 lao động trẻ từ các địa phương khác tới tham gia sản xuất, thu nhập của lao động từ 400.000 – 700.000 VNĐ/ tháng”.( Bài Phát huy sức trẻ trong gìn giữ và phát triển nghề truyền thống ). Để góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề sơn mài, Đoàn xã động viên đoàn viên - là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh- mở các lớp đào tạo nghề truyền thống, tạo việc làm cho thanh niên. Hiện nay, thôn Hà Thái đã xây dựng Hiệp hội làng nghề sơn mài, trong đó phần lớn là thanh niên tham gia hội. Thanh niên Duyên Thái- Thuờng Tín biết yêu nghề, trân trọng nghề và có ý thức gìn giữ, nhân rộng nghề cha ông. Trong khi đó ở một số làng nghề khác, vấn đề nan giải là thiếu lực lượng trẻ tâm huyết với nghề, quyết

theo đuổi, duy trì nghề . Thế hệ trẻ, những người tiếp nối, không có họ thì làng nghề mai một là điều khó tránh khỏi. Hành động thiết thực của Đoàn thanh niên Duy Thái trong việc gìn giữ làng nghề là điển hình sáng đáng biểu dương.

Qua các bài Hội phụ nữ Phú Nghĩa tập hợp hội viên thông qua các mô hình câu lạc bộ( HT, 23-10-04); Hội LHPN Quốc Oai giúp nhau phát triển kinh tế ( HT, 21- 2-05); Hội CCB Tỉnh bốn giảp pháp thực hiện xoá đói giảm nghèo( HT, 27-10-04).... vai trò của các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội CCB cũng thể hiện rõ nét. “ Là xã có nghề mây tre, giang đan xuất khẩu nên hầu hết chị em phụ nữ đều có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó nên Ban Thường vụ Hội LHPN xã Phú Nghĩa thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác nguồn vốn và nâng cao chất lượng sử dụng các nguồn vốn giúp chị em được vay vốn để phát triển kinh tế”.( Bài Hội phụ nữ Phú Nghĩa tập hợp hội viên thông qua các mô hình câu lạc bộ).Với số vốn ưu đãi của Hội phụ nữ, từng chị em trong các hộ gia đình sẽ có điều kiện thuận lợi đầu tư , mở rộng sản xuất. Như vậy, giải quyết vấn đề vốn cho người lao động là việc làm thiết thực giúp ngành nghề phát triển.

Báo Hà Tây cùng với việc khẳng định vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người dân, ổn định an ninh trật tự xã hội còn tuyên truyền mạnh mẽ cho những nội dung chính của chương trình khuyến công. Nhờ đó, bức tranh phát triển sôi động của làng nghề được hiện lên rõ nét với hướng đi lên bền vững từ sự quan tâm, đầu tư của tất cả các tổ chức xã hội và việc đào tạo tích cực cho nguồn lao động có tay nghề, cho thế hệ tương lai, tiếp nối duy trì và đưa làng nghề ngày thêm phát triển.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w