Trong sản phẩm làng nghề (nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ), văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 33 - 35)

văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể.

Sản phẩm làng nghề vừa mang giá trị sử dụng vừa mang giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hoá. Bởi, đó thành quả của bàn tay tài hoa khéo léo, của đức cần cù chịu thương chịu khó, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, khiếu thẩm mỹ cao của người thợ, hơn thế đó là thẩm mỹ của dân tộc, của tâm hồn người Việt.

Thêu là công việc tưởng như nhàn nhã nhưng để có những bức thêu tinh xảo, nâng lên tầm nghệ thuật thì đòi hỏi người thợ phải kết hợp nhuần nhị nét tài hoa khéo léo với sự lao động miệt mài tới quên mình trên từng đường kim, mũi chỉ. Trong bài “ Bức tranh thêu Bác Hồ ở làng nghề thêu Quất Động”(HT, 22-5- 05), điều này được thể hiện rõ: “ Không chỉ là những đường thêu đơn giản mà đòi hỏi tính kỹ thuật cao, độ chính xác của từng chi tiết. Họ miệt mài ngày qua ngày bên bàn khâu luyện đôi tay trở nên khéo léo như các hoạ sĩ”. Những bức tranh muôn màu sắc, sống động như chính cuộc sống thể hiện trí tưởng tượng, óc sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm với tạo vật của những thợ thêu. Họ lao động, sáng tạo ra tác phẩm bằng tất cả tâm hồn, trí tuệ, tài năng của mình. Và như vậy, họ không chỉ còn là thợ nữa mà thực sự là những nghệ nhân, những hoạ sĩ ghi lại hình ảnh cuộc sống chất chứa đầy tâm tư tình cảm, đắm say với cảnh với người: “ Tranh thêu là sản phẩm tinh thần của người thợ được họ gửi gắm sự hứng thú, say mê vào từng hoạ tiết”. Bức chân dung Bác Hồ là sản phẩm người

thợ Quất Động tâm đắc nhất, đó không chỉ là thành quả của sự khéo léo, kiên trì “ Thêu chân dung một vị lãnh tụ không thể chỉ thổi hồn như những bức tranh khác mà phải gạn cái tinh tuý nhất của nghề thêu” mà còn là kết tinh từ tình cảm kính yêu chân thành với vị lãnh tụ dân tộc. Qua từng mũi kim, sợi chỉ chau chuốt, tỉ mỉ nét văn hoá tinh thần được thể hiện rõ. Đó chính là tấm lòng của nghệ nhân làng nghề, yêu nghề, say nghề khao khát ghi lại hình ảnh đầy ý nghĩa cho thế hệ hôm nay và cho mai sau.

Cũng như những bức tranh thêu Quất Động, chiếc quạt giấy ở làng nghề Chàng Sơn không chỉ là đồ vật thông thường mà dưới bàn tay chau chuốt đã được nâng lên thành tác phẩm nghệ thuật, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước vọng và cả tình yêu với nghề, với người của nghệ nhân. Đây là nội dung bài báo

Nghệ nhân Lân Tuyết với lời hứa làm vẻ vang chiếc quạt giấy( HT, 4-7-04); Qua sản phẩm, ta không chỉ thán phục óc sáng tạo phong phú, sự khéo léo của nghệ nhân mà từ đó hiểu, học được nhiều điều sâu sắc về tâm hồn con người, về cuộc sống, về xã hội: “Với tôi, chiếc quạt được ví như một người phụ nữ, vì thế, nó phải có sự e ấp khiêm nhường”. Do vậy, “ nhiều khi ngắm nghía chiếc quạt của chị lại hình dung nó như những tia mặt trời dịu dàng vừa hắt lên vào buổi sáng sớm, người lại tưởng tượng thấy nó như một bông hoa vừa độ khoe sắc...”. Tâm hồn người nghệ nhân phải sáng lắm, lòng yêu nghề, yêu đời phải say lắm mới tạo nên những tác phẩm đẹp, mang đậm hơi thở tươi mới của cuộc sống tới vậy. Cái tài và cái đức được kết hợp hài hoà trong niềm đam mê sáng tạo theo quy luật cái đẹp và theo nguyên tắc hướng tâm: “ Hoạ tiết trang trí trên quạt cũng là một ẩn số thú vị với những người có tâm với cái đẹp. Dù là những hoạ tiết ở tranh Đông Hồ; tranh cổ, tranh vẽ, dù là tranh hoa lá, người hay cảnh vật....đều theo một nguyên tắc hướng tâm”. Chính vì lẽ đó, ẩn ý sâu xa, tiềm ẩn mà nghệ nhân gửi gắm trong tác phẩm của mình thực sự cuốn hút khách hàng. Họ mua sản phẩm không chỉ với mục đích đơn thuần là sử dụng mà để chiêm ngưỡng tài năng, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn nghệ nhân, tìm sự đồng cảm trên con đường hướng tới Chân- Thiện- Mỹ.

Ta có thể thấy rằng, những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh thêu, tranh lụa, quạt giấy, những bức chạm khắc gỗ....với cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con cò bến nước đã khắc hoạ hình ảnh quê hương, con người Hà Tây rất riêng nhưng vẫn rất chung trong cộng đồng Việt, góp phần thể hiện bản sắc văn hoá Việt. Nhờ vậy, chúng ta thêm yêu và tự hào về mảnh đất quê hương. Hơn nữa thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này, người nước ngoài cũng có thể hiểu hơn về đất nước - con người Việt Nam. Chúng ta anh dũng trong chiến đấu nhưng cũng rất mực tài hoa, cần cù, khéo léo trong lao động xây dựng quê hương, mang tâm hồn nghệ sĩ sáng tạo nên cái đẹp cho đời.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 33 - 35)