Làng nghề nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống, thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 31 - 33)

hiện bản sắc văn hoá dân tộc.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối đa dạng, vùng đất sinh ra và nuôi dưỡng các vị anh hùng như: Ngô Quyền, Phùng Hưng, Nguyễn Trãi...Xuất phát từ đặc thù tự nhiên, xã hội và sức sáng tạo của con người, hàng trăm nghề kết tinh những đặc điểm và giá trị đó đã được hình thành ở vùng đất này. Trải qua hàng trăm năm với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử,

các làng nghề truyền thống vẫn được lưu giữ và phát triển tới ngày nay. Vì vậy, làng nghề truyền thống là một trong những yếu tố lưu giữ các giá trị văn hoá.

Làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có ông tổ nghề, có những ngôi đền chùa ghi dấu tích lại để con cháu làng nghề ngàn đời sau ngưỡng vọng trong niềm tự hào, biết ơn. “ ở làng nghề khảm trai truyền thống Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ có một ngôi đền cổ xây dựng từ thời Lý, thế kỷ thứ XI đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Đó là ngôi đền thờ một vị tướng Triều Lý, ngài tên Trương Công Thành - người đã sáng lập nghề khảm trai Chương Mỹ để phát triển liên tục tới ngày nay”( Đẹp giàu làng quê Chuyên Mỹ, HT 27- 9-04).

Với bề dày lịch sử, những bước phát triển của làng nghề trong quá khứ vẫn in đậm mãi trong tâm khảm người làng nghề và tình yêu nghề, tự hào về nét văn hoá lâu đời của làng nghề cứ lưu truyền mãi “Sự tích của làng nghề quê hương thì hầu như mọi người ở Chuyên Mỹ đều thuộc”. Cũng vì yêu nghề, tận tuỵ với nghề, chân trọng tinh hoa văn hoá, những thành quả mà cha ông nối tiếp nhau gây dựng nên “ Trong quá trình phát triển, nghề khảm trai cũng có nhiều đận thăng trầm. Tuy vậy, người dân Chuyên Ngọ không để mất nghề”. Nhờ đó, làng nghề truyền thống không bị mai một mà ngày thêm phát triển, giá trị văn hoáđược bồi đắp qua nhiều thế hệ ngày thêm dài, thêm đẹp.

Giữ gìn và phát triển làng nghề chính là giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc lâu đời và độc đáo, những nét đẹp tinh hoa làng nghề, góp phần không nhỏ đưa làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao trong cơ chế mới. Mối quan hệ giữa truyền thống văn hoá với phát triển kinh tế, giữa nét đẹp và giầu là mấu chốt để làng nghề tồn tại và không ngừng đi lên. Bài học kết hợp quý báu này giúp các làng nghề khác trong tỉnh học tập, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên cả hai mặt hiệu quả kinh tế và văn hoá tinh thần.

Truyền thống văn hóa làng nghề còn được thể hiện qua phong tục, tập quán, nếp sống đậm nét văn hoá dân gian, tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.... Trong mối quan hệ, người dân luôn đặt cái tâm lên hàng đầu, sẵn sàng chia sẻ, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. “ Bà chủ có tâm có đức”( HT, 17-10-04)

đã biểu dương, ngợi ca nét đẹp văn hóa trong tâm hồn bà chủ làng nghề “Tiếng về bà và gia đình bà có lẽ cả xứ Đoài đều biết. Người ta biết bà là chủ của ba cơ sở sản xuất TTCN, ba cửa hàng buôn bán lẻ và giới thiệu sản phẩm, thường xuyên giải quyết việc làm cho 30-40 lao động trong đó có nhiều người tàn tật”.

Tấm lòng của người làng nghề thật đáng cảm phục, gần 50 lao động làm cho các cơ sở sản xuất của bà Huệ hầu hết là những người lính đã hoàn thành nghĩa vụ trở về, có nhiều người là con em các hộ chính sách, người bị nhiễm chất độc hoá học...Cái tâm sáng, cái tình gắn bó chia ngọt sẻ bùi là nét đẹp mang tính nhân văn trong cốt cách người thợ, những nghệ nhân, những doanh nghiệp không chỉ có “ mắt ngọc, tay vàng” mà cả trái tim bằng vàng nữa.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 31 - 33)