Những làng nghề mới “nhân cấy” đang phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 29 - 31)

Làng nghề ở Hà Tây phần lớn là những làng nghề truyền thống nhưng bên cạnh đó, nhiều làng được tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN là những làng nghề mới được nhân cấy. Khôi phục phát triển nghề truyền thống để đẩy mạnh kinh tế, bảo tồn những giá trị văn hoá được tiến hành đồng thời với mở rộng đào tạo, nhân cấy, đưa nghề vào các làng thuần nông theo phương châm ban đầu là làng có nghề, tiến tới làng nghề. Đây là chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Hà Tây nhằm phấn đấu đạt 100% các làng trong tỉnh đều có nghề CN-TTCN, xứng đáng hơn với danh hiệu “ mảnh đất trăm nghề” và đưa Hà Tây nhanh chóng trở thành tỉnh Công nghiệp.

Bích Hoà hiệu quả từ việc đưa nghề vào thôn, xóm( 22-1-05); Văn Khê rộng ràng nghề khâu bóng( HT, 21-4-05); Xã Dũng Tiến làm tốt việc duy trì nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới( HT, 3-5-05); Phát triển nghề mới ở Phù Lưu Tế( HT, 16-5-05);..... là những bài viết về nghề mới được nhân cấy thành công và thu hiệu quả hiệu quả kinh tế cao.

Tại xã Bích Hoà bên cạnh nhiều thôn có nghề như bánh, bún Thanh Lương, Kỳ Thuỷ - những nghề trở thành nguồn lực chính phát triển kinh tế; thì còn không ít thôn thuần nông như Thôn Mùi. Đảng uỷ, UBND và Hội phụ nữ xã đã tích cực tiếp nhận dự án “ Phát triển ngành nghề nông thôn” của Trung ương Hội phụ nữ và cử người đi học nghề mây, tre đan xuất khẩu: “ Sau hai tháng học nghề, những học viên có tay nghề trở thành giáo viên, đào tạo 120 người khác trong thôn có nghề, rồi những người này truyền lại cho các thành viên trong gia đình.” ( Bài “Bích Hòa hiệu quả từ việc đưa nghề vào thôn xóm.” ). Đây chính là phương thức nhân cấy nghề mới rất bài bản, quy củ và hiệu quả. Thích ứng và tiếp nhận cái mới luôn là điều không dễ nhất là trong nghề nghiệp. Học, biết rồi giỏi nghề mới chỉ là bước đi ban đầu; để nghề duy trì tồn tại và phát

triển cũng phải trải qua không ít khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực lớn: “ Đảng uỷ và UBND xã đã họp lại và đưa ra hai giải pháp: Cấp vốn cho Hội phụ nữ để tìm nguyên liệu .... đồng thời nhờ Tỉnh hội phụ nữ tìm đầu ra cho sản phẩm”. Nhờ vậy, chủ trương đưa nghề vào thôn xóm đã đạt kết quả khả quan, thôn Mùi từ làng thuần nông trở thành làng nghề mây, tre đan xuất khẩu: “ Thôn Mùi có 920/1.420 khẩu chuyên làm nghề và 415 khẩu làm nông nghiệp kiêm TTCN, giá trị sản lượng chiếm 84,7% tổng thu nhập toàn thôn”. Ngoài nghề mây, tre đan ở Thôn Mùi, các thônThượng và Giữa cũng xoá được làng thuần nông với nghề may công nghiệp xuất khẩu và may dân dụng. Tác giả bài viết đã chỉ ra sự đổi thay: thu nhập bình quân đầu người khi có nghề đạt 4,5 triệu đồng trong khi người chuyên làm nông nghiệp chỉ đạt 1,5 triệu. Ta có thể dễ dàng thấy rằng, thu nhập từ làm nghề TTCN gấp tới 3 lần so với làm nông nghiệp đơn thuần. Phép so sánh tưởng như quá giản đơn nhưng đầy ý nghĩa. Người dân thấy hiệu quả kinh tế và tin tưởng theo nghề, giữ nghề do đó các mặt xã hội, văn hoá.... của xã cũng trên đà phát triển theo.

Bài “Phát triển nghề mới ở Phù Lưu Tế” khẳng định sự năng động của chính quyền xã quyết đưa nghề mây, tre đan, nghề dệt về phổ biến, phát triển tại địa phương: “ Đến nay đã có 80 hộ làm nghề mây, giang đan và dệt vải, bước đầu đem lại thu nhập ổn định”. Để nghề phát triển thì đa dạng hoá sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng được bài báo tích cực rút ra từ thực tế sự phát triển của làng nghề.

Nếu nhân cấy nghề mới tại các xã, làng hoàn toàn thuần nông là việc làm chính thì ở những nơi có làng nghề truyền thống, việc nhân cấy nghề đồng thời phải kết hợp với nỗ lực khôi phục, duy trì và phát triển nghề cũ. Sự kết hợp hai nhân tố: nghề truyền thống cổ truyền của ông cha và năng động, linh hoạt tiếp thu những nghề mới phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng được thể hiện rõ nét trong bài “ Xã Dũng Tiến làm tốt việc duy trì nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới”. Nghề thêu truyền thống của Dũng Tiến qua nhiều khó khăn nay đã có được phát triển mạnh: “ Ước tính mỗi tháng nghề thêu làm ra hàng trăm sản phẩm với doanh thu khoảng 50-60 triệu đồng, thu hút từ 25-30 lao động

địa phương”. Song song với phát triển nghề thêu, xã mở thêm nghề phun sơn áo dài và kết quả thu được cũng rất cao: “ có khoảng 100 hộ làm phun sơn áo dài, thu hút khoảng 350 lao động làm tại các cơ sở. Nghề này cho lãi 20% trên giá thành một chiếc áo dài”. Cả nghề truyền thống và nghề mới nhân cấy đều góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, đưa kinh tế Dũng Tiến tăng trưởng không ngừng.

Nhân cấy nghề mới tại các xã thuần nông là chủ trương chính sách hoàn toàn đúng đắn nhằm từ có nghề, phát triển mạnh thành làng nghề, nâng tổng số làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn trong tỉnh lên cao hơn nữa. Mặt khác, tại các xã có nghề truyền thống đang phát triển khá hoặc thậm chí mai một, nhân cấy thêm nghề mới vẫn mang tính hiệu quả cao giúp đa dạng hoá ngành nghề, phát huy tối đa nội lực địa phương. Như vậy có thể khẳng định, bên cạnh việc giữ gìn và duy trì, phát triển nghề truyền thống thì nhân cấy nghề mới cũng được Báo Hà Tây đẩy mạnh tuyên truyền. Qua các bài báo, người dân có thể thấy: Muốn giàu mạnh về kinh tế phải có nghề ngoài nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w