Nét đẹp văn hóa làng nghề đang có nguy cơ mất đi theo sự mai một của nghề.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 35 - 37)

một của nghề.

Bên cạnh thông tin ngợi ca sự phát triển văn hoá, kinh tế thịnh vượng của làng nghề, các nhà báo Hà Tây cũng chung một nỗi niềm đau đáu trước hiện thực: một số làng nghề truyền thống đang mai một. Sản phẩm làng nghề hàm chứa giá trị kinh tế và giá trị tinh thần, thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá nhưng sản phẩm làng nghề đang thưa dần, các giá trị văn hoá tinh thần đang đứng trước nguy cơ mất theo với nghề. Một trăn trở, một góc nhìn đau đáu trên bề dày văn hoá làng nghề.

Tác giả bài “Về làng La” đã viết: “Đi giữa làng La sôi động thời mở cửa, tôi thử hình dung về những làng La xưa, vào những năm đầu của thế kỷ trước. Trong không gian tĩnh mịch giữa mênh mông đồng lúa, làng mạc, đó đây tiếng thoi đưa lách cách, râm ran, tiếng gà gáy trưa eo óc....những âm thanh thanh bình mang đậm nét đặc thù của làng dệt vang bóng một thời”. Tác giả tìm đến nghệ nhân làng nghề, cụ Nguyễn Học Biểu 75 tuổi- người quyết tâm gây dựng lại nghề dệt the truyền thống của làng đã bị mai một gần như thất truyền. Câu chuyện với cụ Biểu thật cảm động bởi cụ đã thổ lộ hết tấc lòng của người am hiểu nghề, yêu giá trị văn hoá tinh thần toát lên từ mỗi sợi ngang, sợi dọc, mỗi hoạ tiết hoa văn trong từng mảnh vân, sa, quế, cóc, kỳ lân. Để từ xa xưa, dân trong vùng đã truyền tụng những làng dệt với những sản phẩm nổi tiếng “ The Lai, lụa Vạn, lĩnh Bưởi, chồi Phùng”.

Giá trị văn hoá tinh thần, nét riêng thể hiện bản sắc của làng nghề, của tâm hồn làng nghề đang dần bị mất đi, bài “ Về làng La” đã phản ánh sự cố gắng hết sức mình của người nghệ nhân già mong khôi phục lại nghề, giữ gìn những giá trị văn hoá từ ngàn đời cha ông truyền lại: “ Ông đã cao tuổi rồi, qua hơn ba năm quyết tâm đầu tư tiền của, mặt bằng, nhân lực, hiện ông đã có hai khung dệt, trong làng có 6 khung nữa. Tuy nhiên ông Biểu vẫn thấy việc khôi phục làng nghề vẫn khó khăn quá”. Thông qua việc phản ánh, tác giả bài viết đã làm cho mỗi người đọc thêm hiểu, thêm chân trọng hơn mỗi làng nghề. Làng nghề không chỉ đơn thuần là cả làng cùng làm chung một cái nghề nào đó mà là sự hội tụ để làm nên những giá trị văn hoá đặc sắc: Một vẻ đẹp tâm hồn người làng nghề kết tinh trong sản phẩm, một lòng yêu nghề, một niềm trăn trở, một quyết tâm khôi phục nghề tới đau đáu, say mê.

Không dừng lại ở đó, tác giả khẳng định: “ Đúng là có bột mới gột nên hồ”

mà khả năng của một người, một gia đình là có hạn. Khôi phục nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động ở địa phương, làm giàu cho gia đình và xã hội là việc làm có ý nghĩa, do đó cần sự nỗ lực của tất cả mọi người. Sản phẩm của làng nghề vừa mang giá trị kinh tế vừa thể hiện bản sắc văn hoá. Việc nhân cấy nghề, khôi phục nghề truyền thống cần có cách làm bài bản và sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản. Nếu chỉ dựa vào tâm huyết và cách làm nhỏ lẻ của một vài người thì kết quả sẽ hạn chế rất nhiều. Hà Tây là đất trăm nghề, phát huy thế mạnh của làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là việc làm cần thiết.

Qua bài báo này, người dân Hà Tây và nhất là thế hệ trẻ làng nghề, những nhà chức trách, chính quyền địa phương sẽ nhận ra rõ hơn tấm lòng yêu say nghề của nghệ nhân cha ông mình, cảm động và trân trọng hơn những giá trị văn hoá làng nghề. Hiệu quả thông tin đã thể hiện từ sự tác động, ảnh hưởng tới tâm tư, tình cảm và hành động của độc giả tiếp nhận thông tin. Và, trăn trở của cụ Biểu sẽ là trăn trở chung của tất cả mọi người, cụ sẽ không còn đơn độc trong cuộc khôi phục làng nghề. Với sự quyết tâm chung, sự đồng lòng đó, làng nghề với những giá trị văn hoá đẹp sẽ không bị mai một mà phát triển ngày thêm bền

vững. Bởi lẽ, bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy những giá trị văn hoá dân tộc cũng là cách làm tăng trưởng kinh tế nông thôn. Đây cũng là phương thức làm tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. (Trang 35 - 37)