Công ty giao khoán cho các đơn vị các chỉ tiêu sau : 1.Nộp lãi
2.Tiền lương .
3.Các khoản phải nộp khác
Phần này vào quý IV hàng năm trước năm kế hoạch , các đơn vị trong Công ty sẽ chủ động xây dựng mức nhận khoán với Công ty . Trên cơ sở đó kết hợp với mọi yếu tố khác mà Công ty hiện có và sẽ có để giao các chỉ tiêu cụ thể khoán cho từng đơn vị thực hiện .
1.Cơ sở vật chất kỹ thuật đã trang bị và chức năng nhiệm vụ của đơn vị đã được HĐQT Công ty quy định cụ thể , như vậy đơn vị đã có đủ tư cách pháp lý để hoạt động . Trên cơ sở ủy quyền của
Tổng Giám Đốc , Trưởng các đơn vị được quyền thường xuỵên trong giao dịch , ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi giới hạn được quy định tại quy chế này .
2. Công ty đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho mỗi đơn vị được giao khoán phù hợp với điều kiện,khả năng về vốn của công ty , trình độ và khả năng quản lý của từng đơn vị . Mức đảm bảo sẽ xác định theo từng năm , chịu lãi suất bằng lãi suất ngân hàng . Nếu đơn vị sử dụng mức lớn hơn đảm bảo , phải chịu lãi suất là 120 % so với lãi suất ngân hàng . Nếu để quá hạn phải chịu lãi vay quá hạn là 150% lãi suất thông thường . Mức vốn này sẽ được cân đối phù hợp với khả năng và điều kiện hàng năm .
Vốn đảm bảo cho các đơn vị bao gồm cả tiền vay , tiền bán hàng , bán sản phẩm và các khoản báo nợ cho các đơn vị . ( Thể hiện ở số dư Tài khoản 336.1 ở các đơn vị )
Các trường hợp sau đây không tính vào mức đảm bảo vốn :
1.Đơn vị nhận bán hàng của công ty theo yêu cầu của Tổng Giám Đốc Công ty. 2.Đơn vị có phương án hàng khai thác được bảo lãnh vay vốn ngân hàng ( Thông qua Công ty )
Đối với đơn vị sản xuất như các công ty thành viên , Giám đốc công ty phải tự xác đọnh mức nhận khoán cho các phần sản xuất và phần kinh
doanh trình HĐQT và Tổng Giám Đốc Công ty xét duyệt .
III Toàn bộ nguồn hàng nhập khẩu do công ty thực hiện theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty và theo đơn đặt hàng của các đơn vị .
Các đơn vị đặt hàng , Công ty nhập khẩu ( Là hàng khai thác của đơn vị ) Giao cho đơn vị bán . Giá giao = Giá vốn Nhập khẩu + Chi phí nhập khẩu thực tế .
Tất cả các loại hàng hoá đơn vị sản xuất và kinh doanh đã mua bán theo báo cáo và theo phương án đều được coi là hàng hoá của công ty . Trường hợp cần thiết Tổng Giám Đốc Công ty có quyền : Điều động 1 phần hoặc toàn bộ lô hàng cho đơn vị khác có phương án bán hàng cụ thể và có hiệu quả hơn để tiêu thụ nhằm nâng cao lợi ích kinh doanh của thương vụ đó (Sau khi đã thống nhất với trưởng đơn vị đã có hàng)
Đồng thời công ty đảm bảo lợi ích đương nhiên của đơn vị theo phương án, hoặc theo điều kiện cụ thể của thị trường .
IV Đơn vị có phương án sản xuất và kinh doanh gửi báo cáo công ty (Trực tiếp phòng Kinh doanh, phòng Kinh doanh có trách nhiệm xem xét và lưu chuyển theo quy định. Các phòng chức năng ( Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, ghi ý kiến nêu rõ lý do cụ thể về tính hợp pháp, hợp lý và phương án thực hiện được hay không được việc này được giải quyết thông qua 01 ngày làm việc. )
Quá hạn mà các phòng chức năng không có ý kiến gì, gây thiệt hại cho việc thực hiện phương án thì tùy mức độ thiệt hại Công ty sẽ có hình thức xử lý thích hợp.
V. Hàng tuần phòng Kinh doanh sẽ thông báo cho các Công ty thàng viên và các bộ phận bán hàng trực thuộc các mặt hàng tồn kho tại Công ty, giá bán cùng với việc thông báo hàng sắp về (nếu có) để các đơn vị dự kiến đăng ký.
Việc đăng ký bán hàng của Công ty ở các đơn vị sẽ đăng ký tại phòng Kinh doanh (không làm tắt). Trong giấy đăng ký phải nói rõ điều kiện thanh toán và cam kết thực hiên đúng (có mẫu thống nhất). Trưởng phòng Kinh doanh sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để đề nghị bán giá (tùy theo thanh toán ngay hay chậm trả - thời gian chậm trả) sau trình Tổng Giám đốc để Tổng Giám đốc quyết định, nhằm bảo đảm tính công bằng và bình đẳng cho mọi Công ty thành viên cũng như các bộ phận bán hàng khác.