Bước 1: Xác định tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với nguồn tài nguyên rừng do cộng đồng quản lý (Bảng 1)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 84 - 87)

- Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức Tiêu chí để chọn lựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau kh

1.Bước 1: Xác định tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với nguồn tài nguyên rừng do cộng đồng quản lý (Bảng 1)

cộng đồng quản lý. (Bảng 1)

Mục tiêu: Giúp các thành viên trong cộng đồng có một cái nhìn toàn diện về thực trạng và

tiềm năng phát triển rừng của họ

Tiến trinh thực hiện bước này như sau:

(1) Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng thôn và giới thiệu với người dân trong thôn:

Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng

Dành cho người dân thời gian để họ xem và hiểu

(2) Phân loại rừng dựa vào tài nguyên -Xác định diện tích – địa điểm (có thể đó được xác

định khi giao đất giao rừng hay người dân phân lô rừng dựa vào tài nguyên rừng có trên đất rừng).

Áp giấy bóng kính lên bảng đồ, dựng ghim để cố định giấy bóng kính và bản đồ Cùng với người dân xác định các lô rừng dựa vào tài nguyên rừng.

Xác định diện tích lô rừng bằng cách sử dụng số liệu của giao đất giao rừng. Hay đối với bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, dựng một tờ giấy bóng kính với các ụ vuụng nhỏ cú diện tớch 1x1cm để xác định diện tớch, mỗi ụ nhỏ cú diện tớch tương ứng 1 ha trờn thực địa.

Đầu tiờn dựng bỳt cú thể xúa được để xác định các lô rừng và diện tớch từng lụ. Sau khi đó chắc chắn, dựng bỳt khụng xúa được vẽ lờn giấy búng kớnh.

Sau khi xác định trờn bản đồ các lô rừng, cú thể cựng với người dõn xỏc định thời gian thích hợp để đi hiện trường, kiểm tra trờn thực địa.

(3) Xác định những khó khăn, vướng mắc trong quản lý đối với từng lô rừng

Mục tiêu: Thảo luận những thỏch thức chớnh trong quản lý rừng hiện tại Tiến trình thực hiện bước này như sau:

Trờn cơ sở cỏc lụ rừng đó được xác định ở trờn, xỏc định chủ quản lý hay người sử dụng hiện nay là ai?

Xác định thực trạng về quyền quản lý rừng của cộng đồng (viết vào cột 4 của bảng 1) Xem xột cỏch thức sử dụng rừng/khai thỏc rừng và đất rừng như thế nào?

Xác định những điều bất cập về chính sách/quy định của nhà nước và những rào cản về mặt phong tục tập quỏn.

Xác định những khó khăn để quản lý các lô rừng này: Hoạt động gỡ của người dõn trong thụn/ ngoài thụn cú thể gõy nguy hại đến rừng

Viết những vấn đề khó khăn và vướng mắc về quản lý vào cột thứ 5 của bảng 1

(4) Xác định các biện pháp khắc phục để quản lý rừng có hiệu quả hơn

Vấn đề đầu tiờn cần thảo luận là tỏc dụng, chức năng của các lô rừng đó đối với thôn bản: Ý nghĩa phũng hộ; dựng cho mục đích sản xuất; hay ý nghĩa văn hóa

Từ các khó khăn và chức năng của lô rừng đó được xác định, tiến hành xỏc định giải pháp quản lý cụ thể cho từng lô rừng:

+ Đối với rừng sản xuất: Các sản phẩm chính người dân mông muồn từ lô rừng: là gỗ, củi, LSNG). Dựa vào hiện trạng của rừng, và cấu trúc rừng mà người dân mong muốn đạt được trong tương lai để xác định các giải pháp lâm sinh: tỉa thưa, chặt cành, phát dây leo hay làm giàu rừng.

+ Đối với rừng phòg hộ: Các thành viên trong thôn bản cần thống nhất lý do cần bảo vệ rừng phòng hộ.Người dân có thể sử dụng củi và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ

+ Đối với rừng văn hóa: Làm rỏ với các thành viên trong cộng đồng về ý nghĩa cụ thể cho từng lô rừng (ví dụ rừng nghĩa địa hay rừng thiờng). Hỏi người dõn hay cựng với người dõn thống nhất cỏc giải phỏp cú thể làm đối với loại rừng này là gỡ.

+ Đối với đất trống: Thảo luận về điều kiện cụ thể của từng lô đất trống (ví dụ về độ phì của đất, độ dốc, khoảng cách từ làng đến các lô này). Xác định các sản phẩm mong muốn (gỗ, củi, sản phẩm ngoài gỗ, sản phẩm nông nghiệp,...). Xác định các giải pháp đối với loại đất đó: trồng rừng, nông lâm kết hợp.

Bước 2: Xác định các hoạt động cần phải thực hiện trong kế hoạch đề ra.

Mục tiêu: Nhằm mô tả chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện trong kế hoạch quản lý

rừng cộng đồng.

Tiến trình thực hiện bước này như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quay trở lại với cỏc giải phỏp đó thảo luận ở bảng 1. Xỏc định các hoạt động cụ thể dựa trờn cỏc giải phỏp đó.

Để xác định các hoạt động thỡ phải trả lời được các câu hỏi: Làm gi? Làm ở đâu? Làm khi nào? Bao nhiờu?... Ai sẽ chịu trỏch nhiệm.

Sau đó điền các hoạt động và cỏc thảo luận cụ thể vào cỏc cột tương ứng của bảng 2

Bước 3: Xác định các nguồn thu nhập từ rừng của người dân để yêu cầu có sự đóng góp cho cộng đồng

Mục tiêu:Nhằm xác định rừ cỏc nguồn thu nào từ rừng hay từ cỏc cỏc hoạt động sản xuất

khac mà người dõn cần phải đóng góp cho quỹ phát triển rừng của thôn. Có được sự nhất trí về đóng góp xây dựng quỹ phát triển rừng

Tiến trình thực hiện bước này như sau:

Có 4 nguồn thu chính cần phải xác định mức đóng góp của các bên liên quan:

- Các khoản đóng góp của dân: Đóng góp theo quy định của cộng đồng; Đóng góp từ hưởng lợi của các hoạt động khuyến nông; Đóng góp từ hưởng lợi của hỗ trợ trồng rừng; Đóng góp từ hưởng lợi vay vốn tín dụng

- Nguồn thu từ cộng đồng do thu hoạch sản phẩm trong rừng tự nhiên của cộng đồng: Măng, Củi, Gỗ làm nhà, Tre nứa, mây, lá nón, Mật ong.

- Nguồn hỗ trợ từ các dự án: Sản xuất cây giống, Khoanh nuôi tái sinh, Làm giàu rừng, Bảo vệ rừng, Trồng rừng

- Hỗ trợ của nhà nước hoặc các dự án khác như phát triển sản xuất, khuyến nông

- Sau khi xác định các loại nguồn thu, tiếp tục xác định thời gian thu, định mức thu, số lượng là bao nhiờu, tớnh tổng thu ở cỏc cột tương ứng trong bảng 3

Bước 4: Lập bảng cân đối thu chi, điều chỉnh kế hoạch đã đề ra

Mục tiêu: Để cộng đồng thấy được việc chi tiêu sẽ diễn ra như thế nào. Để điều chỉnh và

tỡm giải phỏp duy trỡ và phỏt triển quỹ phỏt triển rừng cộng đồng

Tiến trinh thực hiện bước này như sau:

Sau khi cân đối với nguồn chi được tính toán nêu:

- Nếu chi vượt thu: cần có sự điều chỉnh lại các hoạt động và bàn lại cách đóng góp - Nếu thu vượt chi: cần xây dựng cơ chế để duy trì các hoạt động này

Bước 5 : Thành lập quĩ phát triển rừng cộng đồng

Mục tiêu: Nhằm xác định các nguồn thu và cơ chế thu để tái tạo, duy trỡ và phát triển quỹ

phỏt triển rừng cho cộng đồng.

Tiến trình thực hiện bước này như sau:

- Lập quỹ bảo vệ và phỏt triển rừng đề mua cây giống, lập vườn ươm, để trồng rừng, làm giàu rừng; trả cụng cho tổ bảo vệ rừng, khen thưởng.

- Thu lao cho ban quản lý rừng cộng đồng.

- Phân chia cho cá nhân, hộ gia đỡnh theo đóng góp công lao động vào tất cả cỏc hoạt động quản lý bảo vệ và phỏt triển rừng.

Tiềm năng tạo quỹ: Đóng góp một phần nhỏ từ khai thác gỗ làm nhà của hộ; Đóng góp từ những người thu hái LSNG: Mõy. tre, lỏ nún, mật ong; Thu từ phát hiện và bắt giữ (theo phương thức gọi là đền bù) từ người khai trái phép gỗ hay người ngoài cộng đồng vào thu hỏi LSNG; Thu từ những người hưởng lợi trong các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp (đóng góp trở lại), và tận dụng các lãi suất cho vay vốn...

Bước 6: Xác định các chi phí cần thiết lấy từ quỹ phát triển rừng cộng đồng.

Mục tiêu Cho cộng đồng và Ban quản lý dự ỏn thấy được bức tranh tổng quan của việc sử

dụng quỹ phát triển rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến trình thực hiện bước này như sau

(1). Chi phí cho các hoạt động BV & PTR và 2). Cho vay hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích tiến trình giao rừng cho cộng đồng quản lý, theo anh chị trong đó bbước nào quan trọng nhất ?

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích Phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển rừng cộng đồng ?

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 84 - 87)