Thành phần cơ giới đất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 48 - 49)

Đây là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với độ phì đất và có thể dựa vào bản đồ đất để phân cấp, theo tư liệu bản đồ đất thành phần cơ giới đất được chia làm 3 cấp: đất cát, đất thịt và đất sét, v.v... Vì vậy chúng tôi phân cấp thành phần cơ giới như sau:

Cấp 1: Đất thịt Cấp 2: Đất sét Cấp 3: Đất cát

b. Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá

Bốn yếu tố trên được phân cấp, cho điểm và đánh giá riêng biệt từng yếu tố. Điểm từng yếu tố được xác định tương ứng với từng cấp. Điểm 1 tương ứng cấp 1, điểm 2 tương ứng với cấp 2, v.v...Tuy nhiên trên thực tiễn, ở trên một mảnh đất nhất định nào đó các yếu tố trên thể hiện với các cấp khác nhau. Do vậy cần phải tổng hợp đánh giá chung tiềm năng sản xuất của đất khi 4 yếu tố cùng tác động với mức độ phân cấp khác nhau. Dựa vào phương pháp cho

điểm như trên, chúng tôi lấy trị số giữa tổ để phân cấp: 1,5 - 2,5 - 3,5. Tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp được phân thành 4 cấp:

Cấp I: Đất có ít yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của , điểm trung bình là 1,5.

Cấp II: Đất có một số yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất còn khá, điểm trung bình là từ 1,51-2,5.

Cấp III: Đất có một số yếu tố hạn chế đáng kể trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất trung bình, điểm trung bình là từ 2,51- 3,5.

Cấp IV: Đất có nhiều yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất thấp, điểm trung bình trên 3,5.

Trong quá trình đánh giá 4 yếu tố, mặc dù không chọn yếu tố chủ đạo nhưng chúng tôi cũng quan tâm tới 2 yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn tới độ phì đất và tiềm tàng sử dụng đất đó là: Độ dày tầng đất và thành phần cơ giới của đất. Nếu như ở một diện tích đất đồng thời xuất hiện cấp 4 của hai yếu tố này thì phần đánh giá tổng hợp sẽ hạ đi 1 cấp.

Dựa trên phương pháp đã nêu và số liệu về đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất không có rừng) năm 1993 - 1994, kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp các vùng theo 4 tiêu chí và tổng hợp các tiêu chí với nhau xác định tiềm năng TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi theo 7 vùng: Tây Bắc, Trung tâm, Đông Bắc, Khu IV cũ, Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

3.6.4. Đánh giá TNSX vùng đất cát ven biển

a. Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Việc đánh giá tiềm năng sản xuất vùng đất cát ven biển có nhiều khó khăn vì các tính chất đất đai tương đối đồng đều (ví dụ độ dốc, cấp hạt cơ giới, độ dày lớp đất, hàm lượng hữu cơ v.v...) nên không thể áp dụng các tiêu chí đã lựa chọn ở đất vùng núi áp dụng cho đất cát. Quá trình nghiên cứu đặc điểm đất cát ven biển, mối quan hệ đất cát với sinh trưởng cây trồng và quá trình sử dụng đất cát cho phép lựa chọn những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng sản xuất đất cát ven biển. Các tiêu thức chủ yếu lựa chọn là:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)