Đo vẽ, xác định ranh giới, hình dạng, vị trí lô/ thửa đất lâm nghiệp giao với các hộ dân ngoài thực địa (ngoại nghiệp)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 33)

dân ngoài thực địa (ngoại nghiệp)

Cần tổ chức các cuộc họp thôn và họp xóm với các hộ hiện đang sử dụng đất rừng (hoặc những hộ có nguyện vọng được giao quyền sử dụng đất đối với đất rừng hiện có). Các hộ này cần được thông báo về kế hoạch tham gia vào các công việc đo vẽ thực tế để lập bản đồ phân lô theo hộ gia đình.

Sau khi đã bố trí và ấn định ngày giờ khảo sát thực địa nói trên, các hộ, đại diện nhóm hộ và các trưởng thôn, trưởng xóm sẽ ra thực địa hiện trường để đánh dấu và vẽ hình dạng các lô đất phân theo hộ lên bản đồ căn cứ trên các đặc điểm và đối tượng địa hình (đường phân thuỷ, đường tụ thuỷ, đỉnh đồi và cây lớn). Các hộ sẽ tự đánh dấu lên những lô đất của mình cùng với các cán bộ trong Tổ công tác GĐLNCSTG hoặc Hội đồng đăng ký đất đai xã tham gia trong khảo sát. Tổ công tác GĐLNCSTG sẽ dùng bản đồ thực địa, GPS, thước dây (nếu cần) để đo, vẽ, đánh số các lô theo từng hộ trên bản đồ " hiện trường" tỷ lệ 1/10.000 VN2000. Một bảng thống kê sẽ được tổng hợp với các diện tích đất giao và danh sách hộ được giao đất. Sau khi hoàn tất việc giao đất cho tất cả các thôn trong xã, Tổ công tác GĐLNCSTG bắt đầu kết hợp các Bản đồ giao đất lâm nghiệp của các thôn lại với nhau làm thành bản đồ hiện trạng giao đất lâm nghiệp trên toàn xã.

Mọi tranh chấp giữa các hộ dân hoặc cán bộ về các vấn đề đất đai trong quá trình tiến hành khảo sát lập bản đồ trên thực địa cần được thảo luận và ghi chép vào hồ sơ. Nếu có thể được, cố gắng đạt được thoả thuận ngay trên thực địa giữa các hộ dân hoặc cán bộ. Mọi tranh chấp không thể giải quyết được sẽ được thông báo cho Hội đồng đăng ký đất đai xã để thảo luận và đưa ra giải pháp trên tinh thần minh bạch và cởi mở.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 33)