- Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức Tiêu chí để chọn lựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau kh
2. Hệ thống canh tác nông-lâm bền vững (SALT3: Sustainable Agroforestry Land Technology)
Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT1) nói trên bằng cách dành một phần đất trồng cây làm thức ăn để chăn nuôi theo phương thức nông súc kết hợp. Ở Bansalan, Mindanao, Philippin, nuôi dê lấy sữa được kết hợp trong hệ thống. Bố trí diện tích canh tác của SALT 2 như sau 40% đất dành cho sản xuất nông nghiệp, 20% dành cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho trồng cây thức ăn và cỏ để chăn nuôi, phần đất còn lại để làm nhà và chuồng trại. Các diện tích trên đều được thiết kế trồng cây họ đậu theo đường đồng mức như SALT 1. Với diện tích 1 ha đất đồi dốc được bố trí như trên nông hộ có thể nuôi nhốt được 14 con dê với thức ăn cắt đem về từ khu đất trồng cỏ và cây họ đậu. Ngoài lương thực thu được trên phần trồng trọt, nông dân có thể thu được 2 lít sữa/ con/ngày.
Lợi ích
Thức ăn của dê cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường đồng mức, phân dê được sử dụng để bón cho đất canh tác.
Ngoài nông lâm sản, còn thu được sữa, thịt ... nên sẽ gia tăng và đa dạng hoá thu nhập của nông trại.
Hạn chế
Nông dân có thiếu hiểu biết và kỹ năng nuôi dê nhốt và cho ăn tại chỗ.
Thiếu kiến thức về sự cân đối giữa diện tích trồng cây thức ăn gia súc và số đầu dê có thể nuôi.
2. Hệ thống canh tác nông-lâm bền vững (SALT3: Sustainable Agroforestry Land Technology) Technology)
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất cây lương thực, thực phẩm. Trong hệ thống canh tác SALT 3 nông dân dành phần đất thấp ở sườn dưới và chân đồi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng rào xanh cây cố định đạm. Phần đất cao ở bên trên từ sườn trên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để rừng tự nhiên phục hồi. Cây lâm nghiệp được chọn để trồng có chu kỳ thu hoạch từ 1-5; 6- 10; 11-15; 16-20 năm sao cho nông dân có sản phẩm thu hoạch đều đặn. Phải sử dụng các cây mọc nhanh và cho gỗ nhỏ để làm củi, cột, bột giấy để trồng xen phụ trợ cho các cây lâm nghiệp chu kỳ dài. Ngoài ra, phải chọn cây có tác dụng cải tạo đất như keo dậu, bản xe lá phượng, lỗi thọ, tếch đồng thời có giá trị kinh tế cao. Bố trí diện tích đất sử dụng như sau 40% dùng cho nông nghiệp và 60% dùng cho lâm nghiệp.
Lợi ích:
Đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn.
Sản xuất đa dạng từ lương thực, thực phẩm, gỗ, củi và nhiều sản phẩm phụ khác. Tăng được thu nhập.
Có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cho trước mắt mà lâu dài nhờ vào tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của rừng.
Hạn chế:
Kỹ thuật này đòi hỏi đầu tư tương đối cao cả về vốn cũng như hiểu biết. Cần thời gian dài mới thu hoạch được sản phẩm lâm nghiệp.