Khoảng cách gần hay xa bờ biển

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 50 - 55)

Tiêu chí này cần tham khảo thêm để đánh giá tiềm năng sản xuất của đất cát sử dụng trong lâm nghiệp. Tuy nhiên có thể phân chia làm 4 khoảng cách: Dưới 100m; Từ 100 - 200m; Từ 200 - 500m; Trên 500m. Nhìn chung càng xa bờ biển, độ phì tự nhiên của đất cát càng cao hơn, sinh trưởng của phi lao khá hơn.

b. Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá

Dựa trên các tiêu chi xác định cho đánh giá đất cát ven biển, dưới đây là đánh giá sơ bộ TNSX của đất cát ven biển sử dụng trong lâm nghiệp cho 3 đối tượng đất cát chính là: đất cát và cồn cát ven biển; đất cát và cồn cát vàng và đất cát và cồn cát trắng. Tiềm năng sản xuất của đất cát được đánh giá theo 3 mức: Cấp I: Tiềm năng cao; Cấp II: Tiềm năng trung bình và Cấp III: Tiềm năng hạn chế.

Bảng 3.4. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát đỏ CấpI CấpII Cấp III

Đất cát và cồn cát cố định Đất cát và cồn cát di động ít và TB

Đất cát và cồn cát di động mạnh Đất cát và cồn cát thoát

nước tốt

Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian ngắn bị đọng nước Đất cát mới bồi nằm sát biển Đất cát nằm ở vị trí trung gian Đất cát nằm xa bờ biển, cát nội đồng Bảng 3.5. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát vàng Cấp I Cấp II Cấp III Đất cát và cồn cát ven biển Đất cát và cồn cát di động ít và TB Đất cát và cồn cát di động mạnh Đất cát và cồn cát thoát nước tốt

Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian ngắn bị đọng nước Đất cát mới bồi nằm sát biển Đất cát nằm ở vị trí trung gian Đất cát nằm xa bờ biển, vát nội đồng Bảng 3.6. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát trắng Cấp I Cấp II Cấp III Đất cát và cồn cát ven biển Đất cát và cồn cát di động ít và TB Đất cát và cồn cát di động mạnh Đất cát và cồn cát thoát nước tốt

Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian ngắn bị đọng nước

3.7. Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp

Trên cơ sở kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp ở các vùng, chúng tôi tổng hợp kết quả đánh giá trong bảng 3.7; bảng 3.8 và bảng 3.9.

Dựa trên kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, cụ thể đưa ra một số đánh giá như sau:

Nếu coi đất đai thuộc cấp I và II là những đất có độ phì cao và khá, yếu tố hạn chế trong sử dụng ít và nhìn chung thuận lợi trong sử dụng đất thì sắp xếp theo thứ tự các vùng là: (i) Trung tâm - 82; (ii) Đông Nam Bộ - 67%, (iii) Tây Nguyên - 42%; (iv) Khu IV cũ - 39%; (v) DHMT - 31%; (vi) Tây Bắc - 20% và Đông Bắc - 16%.

Bảng 3.7. Tổng lượng TNSX đất lâm nghiệp vùng khu IV

Các tiêu chí

Tiềm năng đất sản xuất (%)

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 2,1 9,7 14,1 14,4 29,6 15,9 11,4 2,7 Độ dày tầng đất 7,9 6,0 33,3 21,4 16,0 15,4 TPCG 21,0 30,3 8,1 21,4 7,9 4,1

Hàm lượng hữu cơ 8,9 0,2 26,9 4,1 16,7 20,7 4,2 18,3 Đánh giá tổng hợp 0,08 0,03 21,7 17,4 34,8 22,1 0,6 3,3

Nếu xét đến cấp IV là cấp có độ phì kém, yếu tố hạn chế trong sử dụng lớn thì 3 vùng có diện tích đáng kể là DHMT (43%), tiếp đến là Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ gần như nhau (17%). Các vùng còn lại có diện tích nhỏ, đặc biệt là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Trung tâm, hầu như không đáng kể.

Đối với đất có rừng cấp I và II phân bố ở các vùng như sau: Vùng Đông Nam Bộ (67%), tiếp theo là vùng Trung tâm (43%), vùng Tây Nguyên (34%), Khu IV cũ (22%), các vùng còn lại diện tích không đáng kể.

Đất không có rừng đa số phân bố ở cấp III và IV trong đó đáng chú ý là cấp III. Tây Bắc chiếm tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất (52%), sau đó là các vùng Đông Bắc, Khu IV và Tây Ngưyên, còn cấp IV vùng Duyên Hải Miền Trung chiếm diện tích lớn (19,3%), sau đó là Tây Bắc (14%). Đất không có rừng ở cấp II với độ phì tiềm tàng khá và yếu tố hạn chế trong sử dụng không lớn thì vùng Trung tâm chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (40%).

Bảng 3.8. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung

Các tiêu chí

Tiềm năng đất sản xuất (%)

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 11,5 23,2 6,3 5,3 1,7 1,4 34,0 10,6 Độ dày tầng đất 14,5 23,5 18,2 6,4 21,8 15,6 TPCG 2,8 5,2 48,9 35,1 2,0 6,0 Hàm lượng hữu cơ 0,9 0,0 6,2 0,4 18,0 1,6 29,3 44,2 Đánh giá tổng hợp 0,0 0,0 10,1 21,3 20,3 5,7 23,3 19,3

Tóm lại có thể nêu một số nhận định sau:

Các vùng Trung tâm, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 3 vùng có tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp cao nhất thuộc cấp I. Mỗi vùng có những ưu thế đặc biệt riêng: vùng Trung tâm có tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp thuộc cấp I và II lớn nhất trong toàn quốc, tầng đất nhìn chung dày, lượng chất hữu cơ trong đất khá và thành phần cơ giới với đất thịt chiếm ưu thế tuyệt đối, đất không có rừng chiếm diện tích khá lớn ở cấp II, phần hạn chế đáng quan tâm là có độ dốc lớn nhưng nằm trong phạm vi hoạt động bình thường của ngành lâm nghiệp.

Vùng Đông Nam Bộ có ưu điểm nổi bật là độ dốc thấp, độ dày tầng đất nhìn chung còn khá, đất có rừng hơn một nửa diện tích nằm trong cấp II, diện tích đất xám chiếm khá lớn, mực nước ngầm thấp là điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng lâm nghiệp phát triển.

Vùng Tây Nguyên thường được đề cập tới là vùng đất đai “tốt nhất” trong cả nước, nhưng thực tế xem xét trên 4 yếu tố đã nếu thì Tây Nguyên đứng ở vị trí thứ 3 sau vùng Trung tâm và Đông Nam Bộ. Diện tích đất có rừng chủ yếu phân bố ở cấp II và III với tỉ lệ xấp xỉ nhau (33 - 39%). Diện tích đất không có rừng chủ yếu nằm ở cấp III (18,4%). Tuy nhiên, với đặc điểm đa dạng của yếu tố khí hậu Tây Nguyên, với đất bazan màu mỡ nên rừng lá rộng thường xanh có trữ lượng cao (500m3/ha/năm), đường kính cây thành thục công nghệ lớn (>60cm), rừng Thông ba lá có trữ lượng và lượng tăng trưởng khá cao (10-12m3/ha/năm), tiềm năng sản xuất của đất khá cao. Vùng rừng khộp có địa hình rất bằng phẳng nhưng có khó khăn nhất định, đất bazan thoái hóa nên gây trồng rừng cũng không hoàn toàn thuận lợi, năng suất rừng trồng thấp, kể cả các loài cây mọc nhanh.

- Vùng Khu IV cũ so với vùng Tây Nguyên có các giá trị phân cấp gần như tương đương ở các cấp I, II và III kể cả đất có rừng và không rừng và có thể xếp và vị trí thứ hai sau nhóm I của 3 vùng: Trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vùng Tây Bắc thường được cho là vùng đất thoái hóa mạnh do độ dốc cao, độ che phủ rừng thấp, xói mòn mạnh, khí hậu khô hạn hơn nhưng khi phân tích các yếu tố độ dày, lượng hữu cơ trong đất thì không hoàn toàn thấp, có một số loại đất với độ phì cao phát triển trên đá vôi, đá mácma kiềm, trên phiến sa thạch tím.

Tổng hợp lại, Tây Bắc có thể xếp trên vùng Duyên Hải Miền Trung và cả vùng Đông Bắc. Vì vậy cần phải nhìn lại tiềm năng sản xuất đất của vùng Tây Bắc.- Vùng Đông Bắc thực ra không được thuận lợi như các vùng đã kể trên do yếu tố hạn chế lớn về độ dốc (80%), độ dày tầng đất và hàm lượng hữu cơ nhưng so với vùng Duyên Hải Miền Trung thì tỉ lệ đất ở cấp IV thấp hơn nhiều (17% so với 43%) và có thể xếp Duyên Hải Miền Trung ở mức cuối cùng vì có nhiều khó khăn trong sử dụng và độ phì đất kém hơn.

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có đặc thù riêng, đặc biệt trong phân hạng, đánh giá tiềm năng sản xuất đất ngập mặn và chua phèn trong đó thấy rằng: Hơn một nửa diện tích đất lâm nghiệp thích hợp trong sử dụng, độ phì khá ít yếu tố hạn chế, còn một nửa diện tích trong sử dụng bị hạn chế cần có đầu tư thỏa đáng. Các mô hình sử dụng đất theo hướng Nông - Ngư kết hợp hoặc Nông - Lâm - Ngư kết hợp cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá tiềm năng sản xuất đất mới phát huy hiệu quả kinh tế và đảm bền vững môi trường

Bảng 3.10. Tổng hợp đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp theo các vùng

Vùng

Các Cấp TNSX (Tính theo % diện tích đất Lâm nghiệp)

Cấp I Cấp II Cấp II Cấp IV Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng 1. Tây Bắc 3,5 1,5 2,0 16,0 2,3 13,7 63,2 10,9 52,3 17,2 3,1 14,1 2. Trung tâm 3,0 3,0 - 79,5 4,0 39,5 17,5 2,1 15,4 0 - - 3. Đông Bắc 0 - - 15,5 5,3 19,2 67,7 18,3 29,1 16,7 9,3 7,4 4. Khu IV cũ 0,11 0,08 0,03 39,1 21,7 17,4 56,9 34,8 22,1 3,9 0,6 3,3 5. DHMT 0 - - 31,4 10,1 21,3 26,0 20,3 5,7 42,6 23,3 19,3 6. Tây Nguyên 2,8 1,2 1,6 39,2 33,1 6,1 57,5 39,1 18,4 0,54 - 0,53 7. Đông Nam Bộ 10,2 7,7 2,5 57,4 51,6 5,8 31,9 22,5 9,4 0,4 - 0,4 8. ĐBSCL 3,7 - - 48,2 - - 48,2 - - - - -

Ghi chú: ĐBSCL đánh giá theo 3 cấp: TNSX cao (Cấp I); TNSX trung bình (Cấp II); TNSX hạn chế (Cấp III).

3. 8. Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã

Đặc điểm đất đai là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến sinh trưởng và phát triển của rừng. Chính vì vậy việc lựa chọn loài cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc “Đất nào cây ấy”. Việc đánh giá đất đai tập trung vào việc xác định tiềm năng của đất và độ thích hợp cây trồng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý và các chủ sở hữu đất xem xét để lựa chọn phương án sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí và hàng loạt các chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đai được đề xuất trên các nguyên tắc sau:

Tiêu chuẩn: Những qui định cơ bản làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tiềm năng đất đai và độ thích hợp của cây trồng

Tiêu chí: Các nhân tố cụ thể và mối quan hệ giữa chúng đảm bảo tuân thủ và phù hợp của các tiêu chuẩn

Chỉ tiêu: Những thông số về chất hoặc về lượng có thể đo đếm được để đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chuẩn.

Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai phải:

Phản ánh đặc điểm độ phì của đất và điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến việc đánh giá đất đai Có thể thu thập và xác định được

Đơn giản và dễ áp dụng.

Trên cơ sở này 2 tiêu chuẩn cho đánh giá đất đai được đề xuất là (i) Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên và (ii) Tiêu chuẩn về điều kinh tê - xã hội.

3.8.1. Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên

(iii) Độ dốc; (iv) Độ dày tầng đất; (v) Thực bì chỉ thị; (vi) Lượng mưa và (vii) độ cao với tổng số chỉ tiêu định lượng là 26. Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên được nêu ở dưới đây.

Tiêu chí

Tiêu chí 1 - Loại đất

Loại đất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây trồng và mức độ thích hợp đối với loài cây lựa chọn gây trồng. Loại đất được xác định thông qua TPCG.

1.1. Đất có TPCG nặng (Fs, Fk, Ff) 1.2. Đất có TPCG trung bình (Fa, Fp) 1.3. Đất có TPCG nhẹ (Fq)

Tiêu chí 2 - Chất hữu cơ

Là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất rừng. Xác định chất hữu cơ trong đất dựa vào màu sắc và độ dày của tầng mùn.

2.1. Tầng mùn dày trên 5cm, màu đen sẫm 2.2. Tầng mùn dày 2 - 5cm, màu đen

2.3. Tầng mùn dày dưới 2cm, màu xám nhạt

Tiêu chí 3 - Độ dày tầng đất

Độ dày tầng đất quyết định sự phát triển của hệ rễ và là nơi cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây trồng. Xác định độ dày tầng đất qua 4 cấp đề xuất:

3.1. Độ dày tầng đất trên 100cm. 3.2. Độ dày tầng đất trên từ 50-100cm. 3.3. Độ dày tầng đất trên từ 30-50cm. 3.4. Độ dày tầng đất trên dưới 30cm.

Tiêu chí 4 - Độ dốc

Độ dốc là yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và điều kiện gây trồng, mức độ xói mòn của đất. Độ dốc được xác định thông qua 4 cấp: 4.1. Độ dốc dưới 150; 4.2. Độ dốc dưới từ 15 - 250

;

4.3. Độ dốc dưới từ 25 - 350; 4.4. Độ dốc dưới trên 350

Tiêu chí 5 - Thực bì chỉ thị

Là nhân tố phản ánh độ phì hiện tại của đất và mức độ thoái hoá của đất và tiềm năng tái sinh của rừng. Thực bì chỉ thị phân ra 3 trạng thái: (1).Trạng thái Ic: Mật độ cây gỗ tái sinh với

chiều cao trên 1m đạt trên 1000cây/ha.( 2). Trạng thái Ib: Mật độ cây gỗ tái sinh với chiều cao trên 1m dưới 1000cây/ha, chủ yếu cây bụi thảm tươi. (3). Trạng thái Ia: Trảng cỏ xen cây bụi rải rác.

Tiêu chí 6 - Lượng mưa bình quân năm

Ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước của đất và sinh trưởng cây trồng, tiềm năng xói mòn. Lượng mưa chia thành 5 cấp: 6.1. Lượng mưa trên 2500mm. 6.2. Lượng mưa từ 2000 - 2500mm. 6.3. Lượng mưa từ 1500 - 2000mm. 6.4. Lượng mưa từ 1000 - 1500mm. 6.5. Lượng mưa dưới 1000mm.

Tiêu chí 7 - Độ cao tuyệt đối

Là nhân tố liên quan đến chế độ nhiệt ẩm và phân bố cây trồng. Độ cao dự kiến chia ra 4 cấp như sau: 1. Độ cao trên 1000m; 2. Độ cao trên từ 700 - 1000m; 3. Độ cao trên từ 300 - 7000m; 4. Độ cao trên dưới 300m.

3.8.2. Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện KTXH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đai và phản ánh mức độ thuận lợi hay khó khăn đối với công tác phát triển trồng rừng ở địa phương.

Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội đề xuất gồm 4 tiêu chí là: (i) Điều kiện giao thông và thị trường; (ii) Mật độ dân số; (iii) Thu nhập bình quân; (iv) Nhu cầu địa phương. Tuy nhiên đối với tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội rất khó có thể đưa ra chỉ tiêu định lượng cụ thể mà mới được đề cập theo định tính. Do vậy các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội sẽ được thử nghiệm thông qua việc điều tra đánh giá theo phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội như trình bày dưới đây.

Tiêu chí, chỉ tiêu:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)