Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp thử nghiệm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 55 - 56)

4. Tiêu chí 4 Nhu cầu địa phương:

3.9.1.Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp thử nghiệm

Mục tiêu

Để có cơ sở cho việc lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng, việc thử nghiệm bộ tiêu chí và các chỉ tiêu đề xuất có hai mục tiêu:

Đánh giá tính khả thi của bộ tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng. Điều chỉnh và hoàn thiện bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh đất phục vụ trồng rừng tập trung vào các nội dung dưới đây:

Đánh giá sự phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với các văn bản pháp quy về sản xuất lâm nghiệp. Đánh giá mức độ liên quan của các tiêu chí và chỉ tiêu.

Đánh giá mức độ liên quan đến các tiêu chí và chỉ tiêu đến mục tiêu đánh giá đất lâm nghiệp. Đánh giá khả năng định lượng của các tiêu chí và các chỉ tiêu.

Đánh giá khả năng điều tra, đo đếm và đoán đọc các tiêu chí và chỉ tiêu. Đánh giá khả năng áp dụng thực tế các tiêu chí và chỉ tiêu tại hiện trường. Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với người sử dụng.

Đối tượng

Quá trình thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng được tiến hành trên đất lâm nghiệp không có rừng (đất trống đồi núi trọc) tại xã Thanh Luận huyện Sơn Đông, Bắc Giang và xã Hà Tam huyện An Khê, Gia Lai.

Phương pháp

Việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu về đáng giá đất được thực hiện trên hiện trường tại các điểm lựa chọn thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện tiêu chí và chỉ tiêu được mô tả ở Hình 5.

Hình 5. Sơ đồ các bước thử nghiệm TC & CT đánh giá đất

Sử dụng phương pháp điều tra và đánh giá ngoài hiện trường nhằm đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên. Trên các đối tượng thử nghiệm, lập các tuyến điều tra qua các kiểu địa hình, loại đất, trạng thái thực bì, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Trên tuyến các điều tra viên lập các ô tiêu chuẩn để đo đếm và đánh giá mức độ liên quan và tính khả thi của các chỉ tiêu cho từng tiêu chí cụ thể.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng để đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội. Các thông tin liên quan như điều kiện giao thông, thị trường, dân số, đời sống, các nhu cầu về sử dụng đất v.v...

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 55 - 56)