Thử nghiệm đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chí

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 56 - 61)

4. Tiêu chí 4 Nhu cầu địa phương:

3.9.2.Thử nghiệm đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chí

Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện KTXH

Thử nghiệm đánh giá tại hiện trường

và hoàn thiện Các tiêu chí và chỉ tiêu

về điều kiện tự nhiên Tiêu chuẩn về điều kiện

tự nhiên

Tiêu chuẩn về điều kiện KTXH

Thu thập tài liệu liên quan

Tiêu chí đánh giá đất

Bản đồ địa hình Bản đồ thổ nhưỡng Bản đồ hiện trạngrừng

Tài liệu liên quan khác

Tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên Tiêu chí và chỉ tiêu về

điều kiện KTXH

Xác định ĐVĐĐ

Đánh giá điều kiện KTXH

Đánh giá tiềm năng của đất Đánh giá độ thích hợp Đánh giá lại hiện trường Hoàn thiện ĐVĐĐ

Đề xuất cơ cấu cây trồng

3.9.2.1. Phương pháp tiến hành

Đơn vị đất đai là đơn vị cơ bản để đánh giá đất. Đơn vị đất đai được hiểu là một lô hoặc khoanh đất có đặc trưng tương đối đồng nhất bởi 6 tiêu chí đề xuất là thành phần cơ giới đất, độ dốc, trạng thái thực bì, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối và lượng mưa bình quân năm. Hai nội dung chính của việc đánh giá đất đai là: (i) Xác định tiềm năng sản xuất của đất và (ii) Đánh giá độ thích hợp cây trồng. Sơ đồ quá trình đánh giá đất được mô tả ở Hình 6.

Hình 6. Sơ đồ quá trình đánh giá đất đai

a. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất

a. Đánh giá tiểm nămng sản xuất của đất

Đánh giá TNSX của đất là việc xác định khả năng sử dụng đất cho các mục tiêu chính dựa trên các yếu tố hạn chế hoặc thuận lợi trong quá trình sử dụng đất.

Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất được tiến hành qua việc đánh giá các tiêu chí, các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ theo 4 mức sau:

Mức 2: Thuận lợi, tốt có ít hạn chế trong sử dụng Mức 3: Ít thuận lợi, trung bình

Mức 4: Không thuận lợi, xấu nhiều hạn chế trong sử dụng.

Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai được phân ra làm 3 hạng như sau: Hạng 1: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất cao

Hạng 2: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất trung bình Hạng 3: Đơn vị đất đai có tiềm năng sản xuất thấp.

Đánh giá tiềm năng sản xuất của các ĐVĐĐ được thực hiện theo phương pháp cho điểm. Tuy nhiên với một số tiêu chí quan trọng, có sử dụng trọng số. Ví dụ, độ dốc nhỏ 150

độ dày tầng đất trên 100cm điểm số được tăng lên 1,5 lần (trọng số 1,5); các tiêu chí khác như độ dốc quá lớn (trên 350, đất trơ sỏi đá hoặc vùng núi rất cao (độ cao tuyệt đối trên 1700m), điểm số bị hạ cấp xuống một nửa (trọng số 0,5). Điểm số xác định cho từng tiêu chí của ĐVĐĐ được xác định ở Bảng 66.

Bảng 3.11. Điểm số xác định cho các chỉ tiêu của ĐVĐĐ

Tiêu chí Chỉ tiêu Ký hiệu Điểm số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Thành phần cơ giới đất 1.1. Trung bình 1.2. Hơi nặng 1.3. Nhẹ 1.4. Rất nặng hoặc rất nhẹ T1 T2 T3 T4 4 3 2 1 2. Độ dốc, độ 2.1. Nhỏ hơn 15 2.2. Từ 15 đến 25 2.3. Từ 25 đến 35 2.4. Lớn hơn 35 G1 G2 G3 G4 6 3 2 0,5 3. Trạng thái thực vật, cây

gỗ tái sinh chiều cao lớn hơn 1m, cây/ha 3.1. Lớn hơn 1000 3.2. Từ 300 - 1000 3.3. Nhỏ hơn 300 3.4. Không có IC IB1 IB2 IA 4 3 2 1 4. Độ dày tầng đất, cm 4.1. Lớn hơn 100 4.2. Từ 50 - 100 4.3. Nhỏ hơn 50 4.4. Trơ sỏi đá D1 D2 D3 D4 6 3 2 0,5

5. Độ cao tuyệt đối, m

5.1. Nhỏ hơn 300; Cao nguyên; Bán bình nguyên 5.2. Từ 300 đến nhỏ hơn 700 5.3. Từ 700 đến nhỏ hơn 1000 5.4. Từ 1000 đến nhỏ hơn 1700 5.5. Lớn hơn 1700 H1 H2 H3 H4 H5 4 3 2 1 0,5

6.2. Từ 1500 đến nhỏ hơn 2000 6.3. Từ 1000 đến nhỏ hơn 1500 6.4. Nhỏ hơn 1000 R2 R3 R4 3 2 1

Tiềm năng của ĐVĐĐ sẽ được xác định trên cơ sở tổng điểm của từng ĐVĐĐ dựa vào quy định điểm số cho từng chỉ tiêu như đã nêu. Tiềm năng sản xuất của ĐVĐĐ được xác định theo 3 hạng như sau:

Hạng 1: Tiềm năng sản xuất cao: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 21 điểm trở lên Hạng 2: Tiềm năng sản xuất trung bình: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 12 - 21 điểm Hạng 3: Tiềm năng sản xuất thấp: ĐVĐĐ có tổng điểm dưới 12 điểm.

b. Đánh giá độ thích hợp cây trồng

Đánh giá độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo từng đơn vị đất đai dựa trên các căn cứ sau:

Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai Đặc tính sinh thái của các loài cây trồng Qui trình trồng các loài cây đã được ban hành

Kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng. Độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo 4 cấp thích hợp đưới đây: S1: Thích hợp cao

S2: Thích hợp trung bình S3: Thích hợp thấp N: Không thích hợp.

Đánh giá độ thích hợp cây trồng bằng phương pháp so sánh dựa trên đặc tính sinh thái của loài cây với điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ. Xác định độ thích hợp cây trồng được tiến hành như sau:

Xác định mức độ thích hợp chuẩn của cây trồng dựa trên đặc tính sinh thái của từng loài theo các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, các qui trình trồng một số loài cây đã ban hành, kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng.

So sánh cấp thích hợp chuẩn của loài cây dự kiến trồng rừng với các tiêu chí của ĐVĐĐ đã xác định ở khu vực đánh giá để xác định độ thích hợp của các loài cây đó với ĐVĐĐ đang đánh giá. Trong quá trình so sánh, độ thích hợp cây trồng được xác định dựa trên nguyên tắc yếu tố hạn chế, cụ thể là:

- Nếu 1 trong 6 tiêu chí đánh giá ở mức không thích hợp (N) thì cây trồng thuộc cấp không thích hợp (N)

- Nếu 1 trong 2 tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng thuộc cấp thích hợp thấp S3)

- Nếu đa số (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào cây trồng thuộc cấp thích hợp đó.

c. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội được phân chia thành 3 khu vực là Khu vực I (khu vực bước đầu phát triển), Khu vực II (khu vực tạm ổn) và Khu vực III (khu vực khó khăn).

Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội bằng phương pháp so sánh đối chiếu điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của xã hoặc khu vực đánh giá với các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội nêu ở bảng 65. Việc phân chia các xã hoặc khu vực đánh giá theo 3 khu vực nêu trên được thực hiện nguyên tắc là nếu 1 xã có từ 3/4 (tương đương 75%) số tiêu chí phân chia khu vực trở lên thuộc mức (khu vực) nào thì xếp vào mức (khu vực) ấy.

d. Lựa chọn cây trồng theo điều kiện kinh tế - xã hội

Việc quyết định lựa chọn cây trồng trong một khu vực hoặc một dự án được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá độ thích hợp cây trồng và điều kiện kinh - tế xã hội. Các cơ cấu để đưa ra cơ cấu cây trồng gồm:

Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất

Kết quả đánh giá độ thích hợp cây trồng theo điều kiện tự nhiên Kết quả đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

Kết quả đánh giá nguyện vọng người dân và mục tiêu phát triển lâm nghiệp của khu vực hoặc dự án.

Chọn loài cây trồng phù hợp vói điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đén sự thành công của sản xuất lâm nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp. Việc lựa chọn cây trồng được đề xuất như sau:

Với điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 1 (Khu vực I) và mức 2 (Khu vực II), chọn loại cây thích hợp ở cả 3 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2) và thích hợp thấp (S3).

Với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 3 (Khu vực III), chọn loài cây thích hợp ở 2 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1)

CÂU HỎI KIỂM TRA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích các nhóm yếu tố để phân chia lập địa trong lâm nghiệp ở Việt Nam và các thành phần phân chia lập địa trong lâm nghiệp?

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã ?

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 56 - 61)