Hệ thống Taungya

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 71 - 75)

- Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức Tiêu chí để chọn lựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau kh

6. Hệ thống Taungya

Theo Blanford (1958), Taungya là một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi. Đây là một phương thức canh tác được phát triển dựa trên cơ sở hệ thống “ Waldfeldbau” nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác các cây nông nghiệp ở ngay tại rừng. Vào khoảng những năm 50 của thế kỹ XIX, ở Ấn Độ đã sử dụng hệ thống này để tái sinh, phục hồi lại rừng trên đất đã khai hoang bằng cánh gieo hạt Tếch kết hợp với trồng hoa màu của nông dân. Một cách khái quát, Taungya là một hệ thống canh tác

mà trong đó bao gồm sự kết hợp đồng thời của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp) trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành rừng trồng. Người dân được

phép trồng kết hợp hoa màu trong những năm đầu của rừng trồng, đổi lại họ phải giữ gìn rừng non, sau vài năm khi rừng khép tán, hoa màu không thể trồng được nữa, họ sẽ di chuyển sang khu vực khác nếu quỹ đất còn cho phép. Như vậy, sản phẩm gỗ là mục tiêu cuối cùng trong Taungya nhưng động lực thúc đẩy trước mắt với thực tiển là sản xuất lương thực.

Đặc điểm của hệ thống

Hệ thống NLKH theo phương thức Taungya được triển khai thành công với một số đặc điểm và yêu cầu cần có như sau:

Được áp dụng cho cả cộng đồng dân cư mà đa số họ chỉ sống nhờ vào rừng để canh tác (chủ yếu là canh tác nương rẫy).

Khoảng cách từ chỗ ở của các nông hộ đến các mảnh rừng xa nhất có giới hạn để nông dân có đủ thời gian đi bộ đến trồng và chăm sóc.

Phải có quỹ đất đủ rộng liên quan đến dân số của cộng đồng và phải quy hoạch đất phù hợp với chu kỳ khai thác của cây rừng để tránh mâu thuẫn trong sử dụng đất để trồng trọt hay trồng rừng.

Nên gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc trồng, quản lý và phân chia lợi ích từ rừng trồng mặc dầu các quy định ràng buộc hai bên vẫn được thực hiện dưới dạng một hợp đồng rõ ràng.

Cần sử dụng vốn trồng rừng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xây dựng các phúc lợi xã hội để tạo dựng một làng lâm nghiệp vững bền.

Giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp cho dân số trẻ để làm giảm sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư đối với rừng và đất rừng trong tương lai.

Ưu điểm:

Giải quyết các hậu quả của việc canh tác nương rẫy.

Trồng rừng ít tốn kém với sự tham gia tích cực của nông dân nên chất lượng rừng khả quan hơn.

Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu ... phục vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng non.

Phục vụ để phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ lâm nghiệp và nông dân.

Hạn chế được hiện tượng xói mòn đất trong rừng non nhờ sự có mặt của lớp phủ cây nông nghiệp.

Nông dân chăm sóc hoa màu có ảnh hưởng tốt đối với sinh trưởng và phát triển của rừng non.

Hạn chế:

Nông dân không thể trồng hoa màu lâu dài bởi vì họ phải rời đi ngay sau khi cây rừng khép tán (sau 3- 5 năm).

Có thể làm nản lòng nông dân vì họ càng chăm sóc tốt hơn vùng đất canh tác (làm cỏ, bón phân cho hoa màu và cây trồng chính), cây rừng càng phát triển nhanh thì họ càng sớm rời khỏi đất canh tác.

Hệ thống cần một quỹ đất lớn để quy hoạch nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn giữa diện tích canh tác cây nông nghiệp và cây rừng.

Dân số gia tăng khiến cho hệ thống đi vào chỗ bế tắc nếu bộ phận dân số trẻ không được hướng nghiệp để làm ngành nghề khác.

Để dẫn chứng cho các điểm nhận định trên, hai ví dụ dưới dây về hệ thống NLKH kiểu Taungya áp dụng tại Phi châu được trình bày để giải thích cho kỹ thuật này hơn là để làm một mô hình mẩu được áp dụng cho mọi nơi.

Lợi điểm

Tổ chức bố trí định canh nhưng vẫn kết hợp được canh tác rẫy truyền thống với trồng rừng.

Có điều kiện cơ giới hóa.

Độ phì của đất được duy trì, tái tạo do thời gian bỏ hóa kéo dài 15 đến 20 năm..

Giảm bớt tác hại của việc làm rẫy đồng thời có điều kiện thực hiện công tác khuyến nông lâm.

Không phá vỡ tập quán canh tác truyền thống, giúp giao đất định cư, định canh cho dân để canh tác lâu dài.

Nhiều nơi đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống này với nhiều loài cây rừng khác nhau và đã rút ra một giới hạn của hệ thống như sau:

Hầu hết các hệ thống Taungya đều khó thuyết phục nông dân vì họ càng chăm sóc tốt cho cây rừng mọc nhanh thì càng nhanh nông dân phải rời khỏi khu vực do tán rừng khép nhanh. Do vậy hệ thống này chỉ áp dụng được ở nơi nó chỉ là một hoạt động để bổ túc thêm thu nhập cho nông dân mà thôi.

Hệ thống chỉ thành công nếu đơn vị quản lý sử dụng đất có phương án quy hoạch tổng thể đất lâu dài và kinh phí hỗ trợ để phát triển vùng sâu vùng xa.

7. Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp

Tại các nước nhiệt đới Á châu hệ thống này không phổ biến vì chỉ ở các vùng khô và bán khô hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh. Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả gia súc dưới các rừng khác nhau vì nguồn cỏ dưới tán rừng. Một vài điểm cần được lưu ý trong hệ thống này như: phải xác định thời điểm tốt để thả gia súc trên các cấp rừng có tuổi khác nhau và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ phải được lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là trong mùa khô, chú trọng phương án luân canh chăn thả theo nhiều lô rừng có quan hệ với khả năng tái sinh của cỏ trong mỗi lô.

Ưu điểm:

Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, sản phẩm thịt sữa cho người dân, giúp rừng trồng sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng, quay hồi vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng (Bareron, 1983)

Lớp bổi khô dưới tán rừng giảm nên góp phần giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô.

Hạn chế:

Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác. Gia tăng hiểm hoạ xói mòn đất nếu chăn nuôi quá mức.

Trong rừng cao su, thông, rừng khộp việc chăn nuôi gia súc có thuận lợi để phát triển vì nguồn cỏ tại đây rất phong phú. Khả năng mỗi ha rừng để chăn nuôi cừu, dê cho 250 Kg thịt trong thời gian 7 đến 8 tháng là hiện thực (Penafiel, 1979)

Các mô hình khác được đề nghị như:

Keo dậu + cỏ nuôi gia súc (cỏ Guinea, stylo, cỏ voi ...): Keo dậu trồng với khoảng cách 5x2m để xen trồng các loài cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho 6 đến 10 đầu gia súc trên mỗi ha. Cỏ được trồng với khoảng cách 50x50cm hay 75x75cm sẽ cung cấp đủ thức ăn cho gia súc nuôi nhốt khi cây cao hơn 3m.

Dừa + cỏ hay cây họ đậu: trồng cây và cỏ làm thức ăn gia súc dưới vườn trồng dừa sẽ cung cấp đủ để nuôi 3 đầu gia súc trên mỗi ha (Lastimosa, 1985).

8. Hệ thống lâm ngư kết hợp

Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái đất ướt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ sinh thái này rất lớn và phong phú.

Có nhiều nông lâm trường, người dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm trên đất chua phèn. Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống NLKH lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho người dân vô số các lâm sản ngoài gỗ có giá trị như rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mủ, phao cứu sinh, đánh cá, nút chai vv... lá và dây làm nguyên liệu từ dương xỉ, dây choại (Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa)

Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt dộng kết hợp trong các hệ thống này trên đất ướt vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa cung cấp mật hoa cho ong v.v...

Lợi ích:

Những loài cây ngập mặn như tràm, đước, mấm, sú, vẹt, bần ...có giá trị cung cấp gỗ, củi và tác dụng phồng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ “cà kheo” .

Các kiểu rừng ngập mặn là môi trường thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản như tôm, sò, cá, một số loại bò sát.

Các hệ thống kênh mương được xây dựng để dẫn nước ngọt rửa chua phèn cải tạo được đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả.

Một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú, người dân có kinh nghiệm nuôi ong để tận dụng được nguồn mật hoa này.

Hạn chế:

Sự mất cân đối giữa các thành phần trong hệ thống nhất là thành phần rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến sự thoái hoá của hệ thống sử dụng đất, ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi trường.

Tốn nhiều công lao động và đầu tư tương đối cao, đặc biệt là nuôi trồng các loài thủy sản xuất khẩu.

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích hệ thống Nông Lâm Kết Hợp truyền thống, phân tích sâu vào mô hình Rừng vườn ao chuồng (RVAC).

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp cải tiến, phân tích sâu vào mô hình canh tác trên đất dốc (SALT 1).

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP doc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)