Một số nét đặc trưng trong tâm lý của khách du lịch Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý khách du lịch Trung Quốc. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân tại công ty CPDL Kim Liên (Trang 47 - 56)

Về nếp sống của người Trung Quốc thì khó có thể trình bày hết được. Những kiến thức trình bày trong phần này chỉ chấm phá một vài nét đặc sắc và lí thú có ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý khi phục vụ khách du lịch là người Trung quốc.

Người Trung Quốc là một dân tộc có tinh thần đoàn kết cao, tương thân tương ái trong cuộc sống cộng đồng, họ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn với bất cứ việc gì nếu họ có thể. Nhưng ở họ cũng có sự kiêng kị khi ban tặng những gì cho người khác. Khi đang ăn cơm thì tuyệt đối không bao giờ bố thí cho những kẻ hành khất dù chỉ là một chén cơm hay vài đồng bạc lẻ dù người hành khất có nài nỉ và van xin đến mấy. Theo họ, bữa cơm là hệ trọng, là lúc được hưởng những thành quả lao động của mình nên không bao giờ ban tặng cho ai cả. Trong bữa cơm nếu bố thí cho người khác cũng đồng nghĩa đem hạnh phúc của mình cho người khác và như thế thì chẳng mấy chốc sẽ phá sản khánh kiệt. Ở Việt Nam tình trạng ăn xin vẫn còn diễn ra phổ biến và chưa kiểm soát được, tất nhiên không nên đưa khách hay dẫn khách tới những quán ăn hay địa điểm nhiều ăn xin, ăn mày vì như thế họ sẽ cảm thấy bị phiền phức và không hài lòng. Điều này khác với khách là người châu Âu với tính cách cởi mở, cử chỉ tự nhiên, phóng khoáng, khi đang ăn họ sẵn sàng chia sẻ và mời một ai đó cùng ăn với mình.

Trong những ngày giáp tết, họ thường dùng lá bưởi cho vào thau nước dùng để tẩy rửa những vật dụng mà họ buôn bán, hay dùng để lau bàn thờ, rửa những thứ quan trọng, cần thiết. Họ quan niệm lá bưởi như một thứ bùa hộ mệnh, thiêng liêng giúp họ tẩy đi những điều xui xẻo, không may mắn đem

lại cho họ sự an khang thịnh vượng. Hầu hết người Trung Quốc hiện nay ít ai giải thích được tại sao phải chọn lá bưởi mà không chọn lá khác. Họ chỉ biết đó là thói quen, là phong tục lưu truyền từ xa xưa để lại.

Trong rất nhiều trường hợp người Trung Quốc thích nói những câu cát tường may mắn, làm như thế chẳng qua là mong muốn được gặp may. Đến tết nhiều gia đình sẽ dán ngược chữ Phúc trên cửa nhà mang nghĩa là phúc đến (Trong tiếng Trung Quốc âm của chữ “đến” và chứ “dắc” gần nhau. Có thể nói rằng bất cứ trình độ học vấn như thế nào, người dân đều tin rằng với những câu may mắn sẽ đưa lại may mắn cho mình và cho người nghe. Trong tiềm thức đều mong rằng những câu này có thể trở thành hiện thực, có thể đem lại cho mình lợi ích trong thực tế. Do đó trong khi giao tiếp với người Trung Quốc nói những lời chúc tốt đẹp với họ thì họ sẽ cảm thấy thật tuyệt vời.

Người Trung Quốc cũng rất sợ mà cũng rất thích con số 4. Sợ vì số 4( tứ) đọc gần với chữ tử nhưng nó cũng thể hiện tứ phương đó là sự viên mãn tròn đầy. Do đó trong từng hoàn cảnh mà vận dụng cho phù hợp tránh làm khách phật ý hoặc tốt hơn hãy tránh nhắc tới con số 4 trong khi phục vụ khách TQ.

Người Trung Quốc hiện nay luôn tự giác khẳng định mình, khẳng định sự tồn tại và sứ mệnh của cá nhân mình trong xã hội, bên cạnh đó còn khẳng định giá trị và tài năng của mình nữa. Không kể nam nữ, tuổi đời, nghề nghiệp, người Trung Quốc đều có chung một điểm là ý thức tực ngã rất mạnh. Họ không ỷ vào lực lượng bên ngoài mà tự chủ, tự tin phát huy sức mạnh của bản thân. Trong một cuộc điều tra xã hội học trong sáu trường đại học tại Bắc Kinh. Họ đều nêu ra câu hỏi cho 243 nữa sinh viên: Làm một phụ nữ điều gì bạn cho là quan trọng nhất? Trẻ đẹp, sự nghiệp, gia đình, hay độc lập. Kết quả đầu tiên họ chọn là độc lập chiếm 49%. Khi đặt câu hỏi đến mục đích học đại

học thì có đến 89% người trả lời rằng họ muốn có một sự nghiệp và vi trí xứng đáng trong xã hội. Qua đó ta thấy người Trung Quốc đang tiến bước vào hiện đại hoá trong mọi lĩnh vực từng bước từng bước một.

Con người hiện đại có cá tính mạnh mẽ, độc lập thường biểu hiện ở tính dũng cảm, dám mạo hiểm, quyết đoán. Họ đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc, tự mình đổi mới, tự mình vươn lên có tinh thần tiến thủ là đặc điểm của con người hiện đại. Không thoả mãn với hiện trạng và họ sẵn sàng tiếp nhận các quan niệm mới, phương thức hành động mới cũng là phẩm chất mới của con người hiện đại. Để nâng cao chất lượng dịch vụ người làm du lịch cần hiểu được những nét cá tính chung của họ, nó cũng như tính cách của người TQ luôn luôn đổi mới, vươn lên và sáng tạo.

Dân tộc Trung Quốc ưa chuộng màu vàng, trong các màu thì màu vàng được coi là màu chí tôn trong xã hội phong kiến. Người TQ cho rằng màu vàng nằm giữa màu đen, trắng, đỏ, da cam, tự nhiên mà thành màu trung ương vậy. Màu sắc trung hòa này với dân tộc Trung Hoa vốn có tính cách trung hòa, tự nhiên là đáng được ưa chuộng nhất. Nắm bắt được điều này có thể giúp trang trí phối màu cho căn phòng của khách TQ để họ cảm thấy thích thú.

Màu vàng là màu ưu chuộng bên cạnh đó người TQ có tập tục tôn sùng màu đỏ, nó đã hình thành từ rất lâu đời. Trong nhân tình thế sự của người TQ màu đỏ có tác dụng rất lớn không chỉ là thời cổ đại mà ngày nay màu hồng không tách khỏi những việc trọng đại vui vẻ của người TQ. Khi tặng quà cho một ai, người TQ dùng giấy đỏ gói cẩn thận. Họ dùng phong bì giấy đỏ có 2 ý nghĩa cơ bản. Thứ nhất là biểu thị sự may mắn, chúc mừng. Thứ hai là xua tà ác. Người Đài Loan cho rằng tặng quà mà tặng khăn tay là thể hiện ý xa cách vĩnh biệt. Quạt là vật có giá trị thấp lại có tính thời vụ, qua hè lại bị xếp cất lên giá. Nó ứng nghiệm với câu tục ngữ “tặng quạt không gặp mặt nhau”. Ô

đi mưa cũng không thể làm quà tặng, tiến Đài Loan “ô” và “tan” đồng âm, dùng ô mà tặng nhau thực là tín hiệu của cắt đứt mối quan hệ. Chính vì vậy cần lưu ý khi bạn muốn tặng một món quà nào đó cho khách du lịch TQ vì nếu không rất có thể món quà ấy lại mang ý nghĩa phản tác dụng với lòng thành của bạn. Điều này cũng có nét giống người Anh vì người Anh cũng sợ nhất quà tặng cho họ là khăn tay hoặc dao kéo.

Danh thiếp là tấm các ghi tên họ thường dùng. Người TQ xưa ghi tên họ, quê quán, quan tước và cả những điều cần nói rõ của bản thân khắc lên mảnh trúc đã gọt nhẵn hay mảnh giấy gọi là “yết” “danh thiếp”. Danh thiếp là công cụ quan trọng trong giao tiếp xã hội đặc biệt là vào giữa đời Thanh ở TQ. Ngày nay danh thiếp trở nên phổ biến trong quan hệ giao tiếp của người TQ.

Lễ nghi giao tiếp của người TQ lấy “kính” làm tiền đề. Ngoài lễ tiết giao tiếp lễ bái quỳ lạy trong gia đình đối với cha mẹ, tổ tiên thì nó đã mất dần trong giao tiếp xã hội ngày nay. Phần lớn là hình thức bắt tay. Mặc dù như thế vết tích phân biệt tôn ti trên giới nam nữ vẫn còn tồn tại. Có người cho rằng: Trong trường hợp xã giao nếu phái nữ không chìa tay ra cùng nắm tay bạn thì bạn không cần chủ động bắt tay. Bắt tay bậc lãnh đạo trưởng lão cần bắt nhẹ để biểu thị sự nhiệt tình, nếu lời nói thể hiện sự tôn kính thì cần dùng hai tay để bắt. Có thể thấy nguyên tắc của lễ quỳ lạy chuyển dời đến bắt tay.

Ngoài ra lễ tiết giao tiếp chắp tay vái cũng trở thành trào lưu trong những năm gần đây chủ yếu lưu hành trong phần tử trí thức ở TQ. Sự phát triển mới của nghi lễ giao tiếp này đại khái đơn giản phần nhiều có tính tùy tiện.

Ẩm thực ở TQ không chỉ mang nghĩa là ăn uống mà nó đã được đưa lên thành một nghệ thuật mà người ta vẫn goi là nghệ thuật ẩm thực.TQ có khá nhiều trường phái nấu ăn trong đó nổi tiếng nhất phải nhắc đến 8 trường phái lớn được nhiều người ngay cả các nơi trên thế giới biết tiếng như Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Triết Giang, Hồ Nam và An

Huy. Sự hình thành của mỗi trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc hình thành một nghệ thuật nấu ăn đặc sặc và độc đáo. Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của địa dư, khí hậu, đặc sản của từng vùng và thói quen ăn uống của người dân. Trong 8 trường phái ẩm thực nói trên thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị nồng và đậm gồm tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn sự khéo léo, biến hoá linh hoạt của người làm bếp đã pha trộn ra nhiều loại hương vị khác nhau.

Các món ăn Trung Quốc rất coi trọng về sự thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời ớt, tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng, ứng biến linh hoạt khi dùng làm nguyên liệu chính. Khi thì chỉ dùng làm phối liệu nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách dổi mùi vị vừa phù hợp với khẩu vị của từng người ăn, vừa phù hợp với các mùa khí hậu khác nhau. Nếu mùa đông và mùa xuân rét mướt người ta dùng ớt nhiều hơn thì mùa hạ và mùa thu nóng hơn người ta lại dùng ớt giảm đi ba phần.

Khí hậu của Trung Quốc cũng mang tính chất nhiệt đới gió mùa nhưng lạnh hơn so với nước ta. Nắm được điều này mà sẽ có biện pháp điều chỉnh phù hợp trong khi phục vụ khách TQ.

Người TQ rất chăm chút cho giấc ngủ, họ thường đi ngủ sớm và trước khi đi ngủ hay ngâm chân bằng nước muối ấm để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.

Bên cạnh đó khi tiếp xúc với khách du lịch Trung Quốc cần lưu một số điểm sau đây:

Khách du lịch Đài Loan có nhiều kinh nghiệm khi đi nước ngoài và có mức độ hiểu biết khá đầy đủ về 5 tổ chức du lịch quốc gia như: Cơ quan xúc

tiến du lịch Singapore, cơ quan du lịch Thailand, công ty du lịch quốc gia Hàn Quốc, tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản, văn phòng du lịch cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Phụ nữ Đài Loan có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn địa chỉ du lịch nào đó. Khách TQ thích tự tìm hiểu và quyết định chuyến đi. Họ chuẩn bị trước cho việc giữ chỗ ít nhất là một tháng. Họ thích đi thăm nhiều nước trong một chuyến đi thời gian đi nghỉ từ 1- 3 tuần, thời gian đi du lịch thích chọn vào mùa xuân và hè.

Loại du lịch trọn gói được người Đài Loan rất ưa chuộng.

Quảng cáo cho du lịch khách Trung Quốc nên nhấn mạnh “Giá thành rẻ” nhưng giá trị thì cao.

Phần lớn khách du lịch Trung Quốc ở các khách sạn từ 2- 3 sao.

Khách du lịch Trung Quốc thích sự an toàn và yên ổn ở nơi du lịch. Đây là điều quan tâm trước tiên của họ, thích có một bầu không khí vui vẻ, khoan khoái như trong đại gia đình.

Khuynh hướng của khách TQ sử dụng thang máy khách sạn quen thuộc như dùng xe buýt.

Khách TQ có thói quen ném tàn thuốc đang cháy lên thảm lót.

Thủ tục dễ nhất và nhanh nhất về Pasport sẽ chiếm được ưu thế tại thị trường này.

Đặc biệt trong thói quen ăn uống của mình người Trung Quốc và Đài Loan đều rất kị cầm đũa tay trái.

Trong phần này không chỉ mang mục đích đơn thuần là trình bày những hiểu biết một số nét đặc trưng tâm lý của người Trung Quốc mà cao hơn là mong muốn phần nào đóng góp vào quá trình hiểu biết về nhu cầu mong muốn của khách du lịch TQ từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa riêng, đặc điểm tâm lý cũng có những nét khác nhau cơ bản. Dưới đây là một số nét tâm lý khách du lịch theo quốc gia dân tộc khác nhau, qua đó ta có thể so sánh sự khác biệt giữa những nét tâm lý của khách TQ với tâm lý của một số nước này.

• Khách du lịch là người Anh

Tính cách người Anh lạnh lùng, trầm lặng và thực tế, giữ thái độ nghiêm nghị trong khi chuyện trò. Khi tán thưởng một cái gì đó họ rất ít khi vỗ tay nhiệt liệt.

Chủ đề thời tiết không được khách TQ quan tâm mấy thì trái lại người Anh lại rất hứng thú “Thay đổi dễ dàng như thời tiết nước Anh”. Người Anh có quan niệm “Cảm ơn nhiều tức là âm thầm xin thêm nữa”.

Người Anh kị 3 thứ là thắt caravat kẻ sọc, kỵ lấy chuyện hoàng tộc ra chế giễu, kị bảo người Anh là người Anh vì gốc người Anh là người Scôtlen, người Ailen, người bắc Ailen hoặc người Wales.

Người Anh rất yêu quý mèo và kị số 13. Họ thích đến các nước có khí hậu nóng, có bãi tắm đẹp, cư dân ở đó nói tiếng Anh. Người TQ thích các dịch vụ bổ sung chăm sóc sức khỏe như massage, tắm thì người Anh giải trí mang tính đơn điệu nhưng độc đáo. Thích giải trí trong các sòng bạc (Casino), mục đích là vừa để giải trí vừa để kiếm tiền.

Khẩu vị ăn uống của người Anh quen ăn các món ăn gà quay, cá rán, thịt đúc, ưa các món chế biến từ cua, ốc, baba, rùa, rắn. Các món điểm tâm phải có trà, sữa, café. Họ thích uống trà nhưng pha theo kiểu Anh (trà phải pha thêm vài giọt sữa). Cách dọn thức ăn theo kiểu Anh là bày thức ăn sẵn trong khi người TQ lại thích các món ăn phải nóng và mang dần ra trong khi phục vụ.

Khách du lịch là người Pháp thông minh, lịch thiệp và khéo léo trong các lĩnh vực tiếp xúc. Đặc biệt là rất hài hước và châm biếm trước cái gì đó thái quá. Trong quan hệ với người Pháp không có khía cạnh thoải mái, còn dấu ý thức phân biệt đẳng cấp, có sự phân chia rõ ràng trong cách chào, cách nói, cách viết thư.

Người Pháp kị hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng. Nếu tặng quà là nước hoa và đồ trang sức cho phục nữ Pháp, bạn có thể bị hiểu nhầm là “quá thân thiết” hoặc “mưu đồ mờ ám”. Họ không thích đề cập đến việc riêng tư trong gia đình và bí mật buôn bán trong khi nói chuyện. Người Pháp chỉ tay vào thái dương chứng tỏ sự ngu ngốc, với người Hà Lan thì ngược lại.

Khẩu vị ăn uống của người Pháp: Đối với người Pháp ăn uống là cả một nghệ thuật bữa ăn có thể kéo dài 3 đến 4h, món ăn không chỉ cầu kỳ mà còn sàng lọc tất cả những tinh hoa nhất. Nhìn chung họ thích ăn các loại bánh ngọt, Paste có tỏi, thích ăn các món nướng, rán, tái, có lòng đào, các món nấu phải nhừ, ăn súp vào buổi tối và thích uống café. Người Pháp thích các chuyến đi là nghỉ ngơi và tìm hiểu. Họ có thói quen cho thêm tiền để bày tỏ sự hài lòng đối với người phục vụ và cũng không thích số 13. Đặc biệt rất ưu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý khách du lịch Trung Quốc. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân tại công ty CPDL Kim Liên (Trang 47 - 56)