Ký hợp đồng phân phối độc quyền

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 77)

II. Giải pháp cho việc xâydựng phát triển hơng hiệu Quốcgia 69 Về

2. Về phía doanh nghiệp

2.5. Ký hợp đồng phân phối độc quyền

Trong giai đoạn đầu thâm nhập vào một thị trờng mới, các doanh nghiệp Việt Nam thờng gặp nhiều khó khăn do không am hiểu luật lệ của nớc sở tại, cha tạo đợc mối quan hệ rộng rãi với các nhà phân phối và thơng hiệu Việt Nam cũng cha đợc biết đến bởi phần lớn ngời tiêu dùng. Một giải pháp cho tình trạng này là tìm một nhà phân phối độc quyền.

Việc đa hàng vào thị trờng nớc ngoài thông qua một nhà phân phối độc quyền sẽ khiến cho doanh nghiệp mất đi một phần lợi nhuận. Tuy nhiên, ích lợi mà nó mang lại cũng rất lớn.

Trớc hết, nhà phân phối, vì lợi ích của mình, sẽ tiến hành các biện pháp kích thích tiêu dùng nh quảng cáo, truyền bá thông tin về hàng hoá, làm cho thơng hiệu trở nên quen thuộc hơn với ngời tiêu dùng. Đồng thời những hoạt động này cũng góp phần bảo vệ thơng hiệu khỏi những hành vi xâm phạm.

Mặt khác, do có lợi thế về hiểu biết thị trờng, một nhà phân phối độc quyền sẽ dễ dàng thiết lập các mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nhà phân phối tự tổ chức các hoạt động lu thông hàng hoá, vận chuyển và bảo quản, dự trữ hàng hoá.

Cuối cùng, doanh nghiệp không phải lo lắng về vấn đề chi phí cho hoạt động phân phối tại thị trờng mới. Nhà phân phối sẽ sử dụng những cơ sở vật chất sẵn có của mình để phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá, đồng thời chịu hoàn toàn rủi ro, gánh chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của kênh phân phối.

Nh vậy, lợi ích mà một nhà phân phối độc quyền đem lại là rất lớn. Tuy nhiên, để đạt đợc điều này, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn kỹ càng để chon

đợc nhà phân phối có bề dày kinh nghiệm, có quan hệ rộng, cơ sở vật chất tốt và khả năng phân phối hàng cao.

Một điều cần lu ý là, để bảo vệ quyền lợi của mình, doanh nghiệp chỉ nên trao quyền phân phối sản phẩm, chứ không nên trao thơng hiệu của mình cho nhà phân phối. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận đợc những đề nghị của nhà phân phối về việc thay mặt cho doanh nghiệp đăng ký thơng hiệu trên thị trờng. Đây là một hoạt động hết sức rủi ro. Dù cho việc trao thơng hiệu này đợc rằng buộc bằng những hợp đồng cụ thể, quyền sở hữu thơng hiệu vẫn đợc xác lập cho doanh nghiệp nhng trong trờng hợp việc kinh doanh không thuận lợi hoặc vì một lý do nào đó phải chấm dứt quan hệ trớc thời hạn thì việc lấy lại thơng hiệu sẽ rất khó khăn. Nhà phân phối sẽ viện rất nhiều lý do nh đã đầu t cho việc xây dựng thơng hiệu, kê ra các loại chi phí Và lúc đó, doanh nghiệp chỉ còn… cách mua lại thơng hiệu của chính mình. Đó là cha kể đến sự tồn tại của một số công ty chuyên săn tìm thơng hiệu. Họ thờng đa ra những mồi nhử để lấy thơng hiệu đăng ký và sau đó tìm cách để bán lại cho chính doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh những rủi ro không đáng có, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký thơng hiệu trớc khi có ý định thâm nhập một thị trờng. Tự mình đăng ký, dù có tốn kém và mất công hơn nhng doanh nghiệp sẽ chủ động và bảo vệ đợc thơng hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w