2. Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp.
2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.
Việt Nam với mục tiêu trong 10 - 15 năm tới là tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt Nam giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu duy trì mức tăng trưởng kinh tế ít nhất 7%/năm, GDP năm 2005 tăng gấp đôi so với năm 1995. Để đạt được những mục tiêu này, một mặt cần huy động tối đa các nguồn nội lực và sáng tạo của mọi thành phần kinh tế trong nước, mặt khác tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, trong đó có đầu tư nước ngoài.
Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhất quán, lâu dài và được cụ thể hoá trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp quy có liên quan. Thực tế trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nhìn lại thời gian qua, nhịp độ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ cuối năm 1997 đến thời gian gần đây có chiều hướng giảm sút. Sự giảm sút trong đầu tư nước ngoài do những yếu tố khách quan như ảnh hưởng của khủng hoẳng kinh tế khu vực và sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt. Hơn nữa sự giảm sút đầu tư nước ngoài còn có nguyên nhân chủ
quan do những hạn chế của môi trường đầu tư Việt Nam. Chính vì vậy trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên lắng nghe các nhà đầu tư và đề ra nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài như giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế ( thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi tức ra nước ngoài), giảm giá dịch vụ để giảm chi phí đầu tư, bổ sung ưu đãi đầu tư đối với vùng và lĩnh vực ưu tiên, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các điều kiện cơ sở hạ tầng. Những biện pháp khuyến khích này cho thấy Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt tới đầu tư trực tiếp nướcngoài, luôn chia sẻ thành công cùng những rủi ro với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn trong kinh doanh nhưng nhiều công ty lớn, có tiềm năng vẫn duy trì và tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư ở Việt Nam do họ đánh giá được những lợi thế lâu dài như môi trường chính trị - xã hội ổn định, an ninh được bảo đảm và lợi thế về địa lý, quy mô thị trường, nguồn lao động dồi dào.
Theo Bộ kế hoạch và đầu tư cho đến nay, đã có trên 3260 dự án nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam, với số vốn đăng ký trên 44 tỷ USD.