Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 83 - 84)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG QUỐC.

5.3.Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế.

5. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

5.3.Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế.

Hơn 15 năm đổi mới, Nhà nước ta đã xây dựng và hoàn thiện được hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, nhất là hệ thống pháp luật về kinh tế, đã thiết lập được cơ bản khung khổ pháp lý phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được thường xuyên điều chỉnh, bổ sung phù hợp với chủ trương hội nhập và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên luật pháp về kinh tế của ta chưa đồng bộ, nhất quán và còn nhiều sơ hở, bất hợp lý, do đó bọn gian thương triệt để lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại. Luật thuế, biểu thuế xuất nhập khẩu của ta còn phức tạp, việc định danh, tên gọi, mã số chưa đạt được sự thống nhất cao do đó cần sửa đổi, đơn giản hoá hệ thống biểu thuế, hạn chế việc áp dụng thuế suất theo công dụng của hàng hoá, gây sự bất bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, vì cùng một mặt hàng có thể thay đổi mục đích sử dụng theo ý muốn của người nhập khẩu. Luật doanh nghiệp của ta tuy thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, song lại sơ hở và bị lợi dụng để thành lập các doanh nghiệp ma, lừa đảo chiếm dụng tài sản nhà nước, cần quy định bổ sung điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân, ngoài vốn, tài chính thì người đứng ra thành lập phải có hộ khẩu, có trình độ kiến thức nhất định, am hiểu về pháp luật, quản lý kinh tế, tài chính… Luật thuế giá trị gia tăng và chính sách hoàn thuế, thủ tục hoàn thuế, tuy mới áp dụng thực hiện

đảo chiếm đoạt ngân sách Nhà nước. Vừa qua ta có điều chỉnh bổ sung một số chính sách và thủ tục hoàn thuế, song đó chỉ là những biện pháp tình thế, chưa phải là biện pháp cơ bản để khắc phục tình trạng lợi dụng gian lận trên. Đó là chưa nói đến tình trạng các văn bản hướng dẫn luật còn chậm, thậm chí biến dạng, trái với nội dung quy định của pháp luật… Thời gian tới Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh một số luật mới ở những lĩnh vực chưa có luật, hoặc mới chỉ ban hành các văn bản dưới luật hoặc luật cũ đã lạc hậu không phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần phải đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách về kinh tế như chính sách thị trường, ruộng đất, chính sách thu nhập, chính sách đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu… Trong đó chính sách tài chính, tiền tệ đặc biệt quan trọng.

Chính sách xuất nhập khẩu cần quy định định hướng thời kỳ, giảm bớt các quy định quản lý chuyên ngành hiện nay rất phức tạp, chồng chéo và thiếu thống nhất.

Cần quan tâm đến chính sách đãi ngộ như lương bổng, thưởng cho những lực lượng tham gia chống buôn lậu, người có công phát hiện; chế độ chi công tác nghiệp vụ bí mật phục vụ chống buôn lậu một cách thoả đáng, vì chế độ chính sách hiện nay chưa động viên, khuyến khích phù hợp đối với lực lượng này, mặc dù chống buôn lậu, gian lận thương mại là một nhiệm vụ cam go, phức tạp, khó khăn và nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 83 - 84)