Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biên giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 39 - 41)

vùng biên giới.

Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt - Trung đã có sự tác động sâu sắc đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của các tỉnh biên giới phía bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có kinh tế cửa khẩu. Tại các địa phương này đã đạt được ba mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ láng giềng.

Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn trước khi hai nước hai nước bình thường hoá quan hệ, kinh tế vùng biên giới còn nhỏ lẻ, phân tán, còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Hình thức hoạt động thương mại lúc này là trao đổi hàng hoá của cư dân trên các chợ đường biên. Hàng hoá trao đổi chủ yếu là sản phẩm phục vụ sản xuất trực tiếp và hàng tiêu dùng, giá trị trao đổi không lớn.

Sau khi hai nước tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tăng trưởng nhanh chóng, với nhịp độ ngày càng cao. Trong quan hệ mậu dịch biên giới, ta đã bán được một số hàng hoá cần bán với yêu cầu về phẩm chất không cao, chi phí vận tải thấp, được giá, trong đó có những mặt hàng lâu nay đồng bào miền núi phía bắc rất khó tiêu thụ. Về hàng nhập khẩu, ta mua được một số mặt hàng thiết yếu, thay thế những mặt hàng ta vẫn phải mua của nước khác bằng ngoại tệ mạnh. Nhờ mậu dịch biên giới, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, cácmiền, các tỉnh được mở rộng và phát triển, kinh tế hàng hoá được kích thích.

Bảng 5: Số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân

Tỉnh Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998

1. Quảng Ninh 7,4 10,4 10,3 11,6 15,0 22,5 15,8 15,7 17,52.Lạng Sơn 3,4 4,9 5,5 5,6 5,5 9,5 8,1 10,8 8,3 2.Lạng Sơn 3,4 4,9 5,5 5,6 5,5 9,5 8,1 10,8 8,3

3.Cao Bằng 2,0 3,1 3,6 4,1 4,5 4,4 4,6 4,4 4,5 4. Hà Giang 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,9 3,0 3,0 3,3 5.Lào Cai 1,6 2,4 3,0 3,2 3,6 5,5 5,1 5,2 5,4 6.Lai Châu 1,1 1,8 2,2 2,6 2,7 3,5 2,6 3,5 3,6 Tổng công vùng 16,5 23,9 26,2 28,9 33,1 48,3 39,2 42,6 42,6 Cả nước 836,5 909,6 951,8 1038,2 1115,7 1656 1531,2 1389 1455,4 Vùng so với cả nước 1,98 2,64 2,75 2,78 2,96 2,92 2,56 3,07 2,93

Ngu ồn : Tổng Cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm

Số liệu trên bảng 4 cho thấy số người tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân ở khu vực 6 tỉnh biên giới phía bắc năm 1998 tăng hơn 2,5 lần so với năm 1990, tương đương 258,6%, trong khi đó tính cho cả nước chỉ tăng hơn 1,7 lần , tương đương với 174,1 %, như vậy nhịp độ tăng bình quân hàng năm của vùng này cao gấp rưỡi so với cả nước. Do đó, tỷ trọng số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân của vùng biên giới 6 tỉnh phía Bắc so với cả nước đã tăng từ 1,89% năm 1990 lên đến 2,93 năm 1998. Đối với khu vực vùng núi cao ở biên giới phía Bắc, phần đông là dân tộc thiểu số thì đây là một kết quả đáng khích lệ mà chỉ có mở cửa biên giới mới có thể đạt được.

Cùng với sự phát triển thương mại với Trung Quốc, hệ thống các chợ cửa khẩu và chợ biên giới đã được khôi phục và phát triển, hiện nay có 13 chợ đường biên và 3 chợ cửa khẩu. Đối tượng tham gia mua bán ở các chợ ngày càng đông, hàng hoá ngày càng nhiều và phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân vùng biên giới, đồng thời các chợ biên giới cũng là nơi trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đã và đang đầu tư nâng cấp xây dựng chợ Ka Long, Đồng Đăng, Cốc Lếu. Tại thị xã Lào Cai hiện đang thi công xây dựng trung tâm thương mại Kim Thành, chắc chắn hoạt động của các chợ và Trung tâm thương mại sẽ thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia buôn bán và phần lớn khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được thông qua các chợ này.

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vùng biên, ngoài ý nghĩa tích cực là cầu nối giao lưu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc trong quan hệ tình cảm và giao lưu buôn bán giữa nhân dân hai nước Viêt - Trung, nhất là đối với cư dân các dân tộc

thiểu số ở hai bên biên giới, đã tác động mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động không chỉ ở các tỉnh biên giới phía bắc mà nhiều tỉnh lân cận. Ngoài kinh doanh thương mại và dịch vụ, trên khu vực biên giới đã hình thành đội ngũ đông những người làm nghề vận tải hành khách, hàng hoá bằng ôtô, xe máy và mang vác(cửu vạn).

Mặc dù thông qua hoạt động thương mại Việt - Trung đã và đang tiếp tục nảy sinh tiêu cực, phức tạp ở vùng biên, nhưng điều có ý nghĩa nhất cần phải thấy đó là sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, đang từ tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, thiếu đói lương thực nhiều năm, nay đã chuyển hướng mạnh sang sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh các hoạt động thương mại và dịch vụ. Thị trường vùng biên đã thực sự trở thành nhân tố tạo vùng, hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn về trao đổi hàng hoá với Trung Quốc, thu hút nhiều tỉnh và thành phố cùng tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w