Quan hệ thương mại Việt Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 41 - 46)

động kinh tế phát triển.

2.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Nông nghiệp Trung Quốc có vai trò quan trọng, được coi là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã có bước đi dài và đạt được một số thành tựu trong nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn như gây được giống lúa lai đạt năng suất cao, trồng mía trên đồi, sản xuất đường ăn, có nhiều kinh nghiệm chống bão lũ, khôi phục rừng, có kinh nghiệm khoán quản trong nông nghiệp; thúc đẩy nông dân làm giầu, làm xí nghiệp hương trấn ở nông thôn... Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển nông thôn Trung Quốc đã giúp ích nhiều cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc.

Trao đổi hàng hoá nông lâm sản với Trung Quốc, ta đã khai thác được thị trường gần để tiêu thụ nhiều sản phẩm nông lâm hải sản. Giá cả trên thị trường này tuy không ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường khu

hỏi chất lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Ta đã nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồngvật nuôi cần thiết cho nông nghiệp như công nghệ sản xuất mía đường, máy kéo công suất vừa và nhỏ, máy bơm nước, thuỷ điện nhỏ; máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay; vật tư, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm... Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu này không phải chi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng.

Về trao đổi khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Trung Quốc vào nước ta đã có tác dụng và triển vọng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng học tập kinh nghiệp từ nước bạn đã được áp dụng và thu được nhiều kết quả ở các tỉnh phía Bắc.

Để phát huy hơn nữa tính tích cực của quan hệ thương mại Việt - Trung đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải có một chiến lược hợp tác dài hạn trong nông nghiệp, nhất là chuyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra phải tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động thực vật chặt chẽ hơn nữa tránh sau bệnh dịch hại xâm nhập gây ảnh hưởng tới vật nuôi, cây trồng, bảo vệ được sản xuất nông nghiệp nước ta.

2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung cho thấy hàng hoá máy móc, thiết bị, hoá chất, các phương tiện vận tải công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu chiếm 30 % giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu khá phong phú, đa dạng, có qui mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô với hàng loạt máy móc, thiết bị; từ thiết bị lẻ đến thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng có qui mô lớn trong thời gian qua là máy móc nông nghiệp và chế biến lâm sản, nông sản; thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt; thiết bị máy móc sản xuất

phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ, có trình độ công nghệ chưa phải là tiên tiến và có ý nghĩa lâu dài, việc sử dụng chỉ mang tính chất tình thế. Tuy nhiên công nghệ nào cũng có một thời kỳ phục vụ tích cực nhất định, phù hợp với trình và hoàn cảnh trong một giai đoạn phát triển nhất định. Những thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc kể trên đã có một khoảng thời gian 5 - 10 năm phục vụ tích cực cho sản xuất công nghiệp, phù hợp với ngành chế biến công nghiệp mới xây dựng ở nước ta.

2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.

Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía bắc phần lớn là giao thông dường bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc. Hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai có thêm đường sắt, Quảng Ninh có thêm đường biển, song số luợng ít, chất lượng chưa cao. Từ ngày mở cửa biên giới, Bộ giao thông vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo, nâng cấp nhiều đoạn đường, tuyến đường tới các cửa khẩu chính như đoạn Tiên Yên - Móng Cái dài trên 90 Km trên quốc lộ 18; Tuyến đường Lộc Bình - Chi Ma dài 18 Km; đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh; tuyến Mã Phủ - Sóc Giang; nâng cấp và sửa chữa các các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70; khôi phục và khai thông hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường, Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường chính trên, ta đã và đang xây dựng thêm 3 vành đai giao thông dọc theo biên giới. Ngoài ra để giúp đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi, nhà nước ta đã có chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với các xã biên giới được đầu tư thêm xây dựng chợ. Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng được một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai. Nhìn chung, các tuyến đường ra cửa khẩu, đến các xã biên giới đã được cải thiện một bước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc.

Về thông tin liên lạc, từ năm 1990 trở về trước, mạng bưu chính viễn thông của 6 tỉnh biên giới phía Bắc còn rất lạc hậu. Từ năm 1991 đến nay cùng với việc mở rộng đường điện báo, khôi phục đường điện thoại giữa Hà Nội và Bắc Kinh, ngành

bưu đã từng bước hiện đại hoá mạng thông tin từ Trung ương xuống 6 tỉnh với 39 huyện biên giới. Ngành bưu điện đã đưa kỹ thuật vi tính vào quản lý bưu chính và phát hành báo chí, các dịch vụ điện thoại, điện báo, FAX đều đã được số hoá; dịch vụ chuyển phát nhanh EMS và chuyển tiền nhanh trong phạm vi 24 - 48 giờ được mở rộng đến các thị xã. Dịch vụ bưu chính - viễn thông đã rải khắp các cửa khẩu và chợ đường biên.

2.4. Mở rộng hoạt động du lịch.

Những năm qua, cùng với sự phát triển của giao lưu hàng hoá, ngành du lịch 6 tỉnh miền núi biên giới phía bắc có nhiều tiến bộ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho các tỉnh miến núi phía bắc nhiều cảnh quan và điểm du lịch tuyệt vời. Đặc biệt Vịnh Hạ Long là một trong những di sản tự nhiên của thế giới, là nơi vô cùng hấp dẫn khách du lịch các tỉnh biên giới phía Nam và các tỉnh lục địa Trung Quốc không có biển, ngoài ra còn có Sa Pa cũng là nơi có danh lam thắng cảnh đẹp, có khí hậu mát mẻ vào mùa hè. ở những nơi này còn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc có những phong tục tập quán, lễ hội mang bản sắc văn hoá phong phú đa dạng. Có thể nói các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc.

Từ sau khi hai nước thiết lập lại quan hệ, khách du lịch giữa hai nước và nước thứ ba đã tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Tổng Cục du lịch, thời kỳ năm 1992 đến năm 1996 bình quân số khách tăng mỗi năm 30% đến 40%. Năm 1996 số khách du lịch vào Việt Nam qua biên giới Việt - Trung đạt tới 375 nghìn lượt người, năm 1999 đã tăng lên 460 nghìn người. Tại các thị xã có cửa khẩu, cả nhà nước và tư nhân đã xây dựng hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn. Riêng tại Quảng Ninh đã có 156 khách sạn với hơn 3000 phòng nghỉ. ỏ 6 tỉnh biên giới hiện có trên 40 đơn vị kinh doanh lữ hành, sự phát triển của du lịch không những tăng thêm thu nhập quốc dân mà còn góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận cư dân vùng biên giới. Hoạt động du lịch đã góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại thăm thân, trao đổi có những tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế đối ngoại.

2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một sốtrung tâm kinh tế quan trọng. trung tâm kinh tế quan trọng.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế vùng biên giới khá mạnh dưới sự tác động của giao lưu kinh tế, thương mại, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, ngân hàng, vận tải, bưu điện..., kích thích các ngành sản xuất phát triển theo hướng thị trường, tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp, nông lâm nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.

Sự phát triển thương mại qua biên giới cùng với sự phát triển của phân công lao động và thương mại nội địa tạo nên những điểm đầu mối quan trọng về luồng hàng hoá, tiền tệ và giao thông. Có thể thấy trong từng tiểu vùng, từng tỉnh, từng huyện đều có những điểm nổi lên làm trung tâm kinh tế vùng.

Xét trên toàn tuyến biên giới phía Bắc , ở qui mô lớn có thể thấy ở các thị trấn Đồng Đăng( Lạng Sơn ), Móng Cái( Quảng Ninh ), thị xã Lào Cai( tỉnh Lào Cai) và Tà Lùng ( tỉnh Cao Bằng ). Những trung tâm này là những điểm nút, qui tụ các luồng chảy của hàng hoá trong vùng thông qua hệ thống 512 chợ lớn nhỏ của các tỉnh miền núi, mặt khác, là đầu mối giao lưu hàng hoá của các tỉnh khác trong cả nước với Trung Quốc và ngược lại. Vai trò của các trung tâm kinh tế này cũng dần thay đổi theo tình hình thương mại giữa hai nước. Trong thời kỳ đầu, phương thức buôn bán tại các trung tâm này chủ yếu là môi giới, chắp nối các mối hàng mua bán giữa phía Việt Nam và Trung Quốc để hưởng phần chênh lệch . Sau đó nhiều hộ đầu tư vốn tự mua hàng và bán hàng với số lượng lớn và trực tiếp, chủ động xây dựng các mối quan hệ bạn hàng với cả hai phía Trung Quốc và các tỉnh nội địa của Việt Nam. Gần đây, qui mô thương mại phát triển lớn hơn đã kéo theo các ngành dịch vụ như kho chứa, đổi tiền, ăn uống, chế biến, bảo quản... cùng phát triển. Hiện nay các trung tâm kinh tế ở các tỉnh biên giới đã và đang áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt của kinh tế cửa khẩu, đây là một trong những thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Các cửa khẩu biên giới phía bắc có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giao lưu kinh tế. Buôn bán qua biên giới đã giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ trung bình và giàu ở các thị xã, thị trấn khu vực cửa khẩu. Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy GDP thu nhập bình quân đầu người năm 1995 tăng hơn 2 lần so với năm 1990, tỷ lệ tăng GDP trong các giai đoạn từ năm 1990 đến 2001 khá ổn định. Đời sống của nhân dân các tỉnh vùng biên giới được cải thiện rõ rệt, diện mạo các tỉnh biên giới ngày một sáng sủa hơn.

Bả ng 5 : GDP bình quân đầu người ( USD ) năm 1990 - 2001

STT Tỉnh\Năm 1990 1993 1996 1999 2001 1 Lạng Sơn 95,6 127,9 236,0 406 496 2 Quảng Ninh 144,3 207,4 380,0 530 619 3 Lào Cai 72,7 109,3 225,0 375 445 4 Cao Bằng 64,5 72,8 150,0 229 310 5 Lai Châu 79,6 103,7 205,0 315 412 6 Hà Giang 69,8 77,2 145,0 235 327

Nguồn: Tổng Cục thống kê ( Niên giám thống kê các năm )

Mỗi năm, thông qua hoạt động giao lưu thương mại Việt - Trung, ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã có thêm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng khác đến làm ăn; nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trên các địa điểm giao lưu được sửa sang và xây dựng mới. Chỉ sau mấy năm các cửa khẩu được xây dựng mới khang trang như cửa khẩu Móng Cái( Quảng Ninh), Đồng Đăng( Lạng Sơn ), Lào Cai ( Lào Cai ).

Nhờ có mở cửa, giao lưu kinh tế - thương mại nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình thành những trung tâm giao lưu kinh tế lớn. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp sửa chữa, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi được cải thiện, đổi mới.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w