Một số vấn đề về quản lý xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 55 - 59)

III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIÊU CỰC NẢY SINH.

4. Một số vấn đề về quản lý xuất nhập khẩu.

Mặc dù quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời gian qua không những đã đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

phía Bắc, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.

Như trên đã đề cập, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tới 80 % là nguyên liệu thô, chưa qua chế biến, giá thấp, không tận dụng được sức lao động dồi rào ở trong nước. Bên cạnh đó hoạt động buôn lậu còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như đồng, niken, gỗ quý, động vật hoang dã ... Trong khâu nhập khẩu, nhập siêu còn khá lớn, trong đó chủ yếu là hàng tiêu dùng chất lượng kém, nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Như vậy một cơ cấu xuất nhập khẩu, trong đó xuất khẩu nguyên liệu chưa qua chế biến chiếm tới 80%, nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng chất lượng thấp diễn ra trong nhiều năm nay đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý phải nhìn nhận lại, cần phải cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu nêu trên sao cho tương xứng, phù hợp với tiềm năng của cả hai nước nhằm đạt được hiệu quả kinh tế.

Một vấn đề khác cũng cần phải đề cập tới đó là các chính sách pháp luật điều hành hoạt động xuất nhập khẩu và công tác quản lý tại cửa khẩu còn có sự bất cập.

Thứ nhất: Hệ thống các văn bản pháp luật về Thuế liên quan đến xuất nhập khẩu, liên doanh đầu tư của ta tương đối phức tạp; để từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chúng ta phải xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu trên cơ sở định danh và xác định mã số hàng hoá theo hệ thống mô tả và mã số hàng hoá điều hoà theo công ước H.S. Do quá trình tham gia công ước H.S nói chung còn chậm, lối mô tả hàng hoá còn dài dòng thường xảy ra sự hiểu lầm do tập quán thương mại của ta, lẫn lộn giữa những loại hàng tương tự, gần giống nhau nhưng thuế suất rất khác nhau. Việc xác định mã số hàng hoá của ta chưa đạt được sự thống nhất cao trong cách phân loại, tên gọi, mã số giữa Bộ tài chính, Bộ thương mại, Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan nên việc áp dụng chưa đồng bộ, việc định danh hàng hoá gặp không ít khó khăn, các quy định về thành phẩm và bán thành phẩm nhìn chung không phổ thông trong tập quán thương maị quốc tế. Chẳng hạn khi đưa ra quy định về mặt hàng nhập khẩu dạng IKD, CKD… đối với ôtô, xe máy, linh kiện hàng điện tử…

Việt Nam cũng là những nguyên nhân gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm nản lòng các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung việc ban hành các chính sách điều hành xuất nhập khẩu của các bộ ngành còn chồng chéo, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở nên các doanh nghiệp lợi dụng gian lận, trốn thuế.

Một hạn chế khác là, đến nay chúng ta xây dựng biểu thuế trên cơ sở căn cứ vào công dụng của hàng hoá (nghĩa là giá trị sử dụng). Việc này có những ưu điểm, nhất là trong việc ưu đãi thuế đối với hàng hoá phục vụ an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục, văn hoá… và những lĩnh vực Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên hàng hoá có thể có nhiều công dụng khác nhau, vì sau khi nhập khẩu có thể gia công, chế biến nên dễ thay đổi mục đích sử dụng, thay đổi chủ sở hữu. Đây cũng là một sơ hở bị lợi dụng gian lận trốn thuế phổ biến như: Xe cứu thương có thể sử dụng làm xe du lịch, xe vận tải mui kín có thể trở thành xe chở người… mà thời gian qua Chính phủ đã phải chỉ đạo xử lý những gian lận này.

Về hệ thống xác định giá tính thuế của ta cũng còn nhiều phức tạp, sơ hở, bất hợp lý. Hiện ta đang thực hiện đồng thời hai cách xác định giá tính thuế là: Xác định theo bảng giá tối thiểu do Bộ tài chính ban hành và giá tính thuế theo hợp đồng thương mại. Cả hai cách này đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Giá thị trường không bao giờ ổn định mà luôn biến đổi, nên việc định mức giá tối thiểu để tính thuế là một biện pháp cứng, mang tính áp đặt, chứ không phải ánh khách quan bản chất giá thị trường. Tuy nhiên nó cũng hạn chế được việc gian lận trốn thuế. Giá tính thuế theo hợp đồng tuy linh động hơn, nhưng trong điều kiện quản lý kinh tế, tài chính của ta còn bất cập, nên giá hợp đồng tỏ ra kém tin cậy, vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm cách gian lận giá ghi trên hợp đồng để trốn một phần thuế hòng gia tăng lợi nhuận. Tuy có nhiều chế định về điều kiện được áp giá này song vẫn còn khiếm khuyết và sơ hở, dễ bị lợi dụng.

Giá trong các quan hệ tham chiếu lại tỏ ra kém chính xác đến mức phi lý như nhiều doanh nghiệp lợi dụng cơ chế chính sách hàng đổi hàng với Lào. Giá nhiều loại hàng hoá được ghi trên hợp đồng cao hơn rất nhiều giá thực tế, thậm chí cao hơn 50%

khẩu xe máy, gỗ được nhiều. Sự buông lỏng về giá còn tạo ra những số liệu thống kê giả tạo về kim ngạch xuất, nhập khẩu, ảnh hưởng đến việc đánh giá, điều hành vĩ mô của Chính phủ.

Mấy năm gần đây một số luật và văn bản dưới luật vừa ban hành đã bị triệt để lợi dụng sơ hở để gian lận như Luật thuế giá trị gia tăng, Luật doanh nghiệp… như lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp, Luật Hải quan, Luật thuế giá trị gia tăng cộng với sự quan liêu, thiếu kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện. Việc bổ xung sửa đổi nhằm hạn chế sơ hở không kịp thời đúng lúc.

Thứ hai, Trong những năm đầu sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, công tác quản lý biên giới cửa khẩu còn thiếu chặt chẽ, nguyên nhân chủ yếu do chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh còn chưa phù hợp với đặc thù và tốc độ phát triển của giao lưu thương mại với Trung Quốc, hơn nữa các lực lượng chức năng quản lý biên giới cửa khẩu còn mỏng, thiếu sự tập trung thống nhất, có lúc có nơi, mạnh ngành nào ngành đó làm, chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ đã gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Công tác quản lý xuất nhập cảnh còn nhiều sơ hở, tình trạng xuất nhập cảnh trái phép trên biên giới các tỉnh phía bắc vẫn diễn ra phức tạp, chưa được ngăn chặn triệt để. Có thể nói rằng, xuất nhập cảnh trái phép đi đôi với buôn lậu và vận chuyển hàng cấm., đối tượng buôn lậu phần lớn là đối tượng vượt biên trái phép. Những năm gần đây, các lực lượng Biên phòng, Hải quan đã tăng cường phối hợp để kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn và xử lý .

Trong những năm qua, cấp uỷ chính quyền địa phương các tỉnh biên giới phía bắc đã có vai trò rất quan trọng trong công tác chỉ đạo việc thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng, làm cơ quan đầu mối, chủ trì trong công tác phối kết hợp giữa các lực lượng quản lý cửa khẩu biên giới. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thì ở nơi đó công tác quản lý cửa khẩu biên giới có những chuyển biến rõ rệt, nơi nào thiếu sự chỉ đạo thường xuyên thì thường tỏ ra kém hiệu quả, phát sinh nhiều tiêu cực.

ngoài chính sách điều hành của nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm , tìm kiếm thị trường, thì công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu phải tiếp tục được cải cách tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 55 - 59)

w