Những quan điểm cơ bản.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 64 - 66)

IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG.

1. Những quan điểm cơ bản.

Nền kinh tế thế giới đã và đang hình thành xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, vừa phụ thuộc, vừa cạnh tranh gay gắt. Trong quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, chủ trương của đảng và nhà nước ta là nhất quán, vì mục tiêu chung là ổn định và phát triển, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc kết hợp với lợi ích quốc tế chân chính và hiệu quả kinh tế xã hội làm chuẩn. Đối với Việt Nam, trong quan hệ với các nước trên thế giới thì các nước láng giềng đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, ngoài những nguyên tắc chung, đảng và nhà nước ta còn có những chính sách đặc thù riêng nhằm kết hợp chặt chẽ hiệu quả về kinh tế xã hội với sự ổn định về chính trị, quốc phòng và an ninh.

Đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại qua biên giới Việt - Trung là phương châm cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của cả hai nướcViệt Nam và Trung Quốc, chúng ta đều coi đây là một bộ phận cấu thành của cải cách, nhờ vào việc cải cách bên trong sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa ra bên ngoài. Chính phủ hai nước đánh giá rất cao chính sách phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Phát triển mậu dịch biên giới sẽ là chiếc cầu nối giữa vùng sâu trong nội địa, đây là điều kiện tốt để tạo ra sự phong phú các chủng loại hàng hoá, không những có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của nhân dân hai bên vùng biên giới mà còn đáp ứng được cả nhu cầu nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế nói chung, đặc biệt là kinh tế vùng biên giới phía Bắc.

Từ sự phân tích thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, chúng ta thấy rằng, quan hệ đó đã không ngừng phát triển với tốc độ tương đối cao, song đó cũng mới chỉ là sự bắt đầu, chưa đáp ứng được nhu cầu và xứng với tiềm năng của mỗi bên.

hướng tạo nên những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá của nước ta, mà trước hết là các tỉnh vùng núi phía bắc thì phải quan tâm đến những vấn để cơ bản sau:

Một là, quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung phải đổi mới, phát triển trên cơ sở thục sự bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp, không làm ảnh hưởng đến công việc nội bộ của nhau.

Đây là quan điểm cơ bản nhất, là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hiện nay, mỗi quốc gia đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt điều đó, bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế đối ngoại với chính trị đối ngoại, bảo đảm về quốc phòng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đó là cơ sở vững chắc, lâu dài và bền vững trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đặc biệt Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống quan hệ kinh tế lâu dài, núi liền núi, sông liền sông thì quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hai là, mở rộng, phát triển kinh tế - thương mại qua biên giới Việt - Trung phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục đích chính.

Quan điểm này thể hiện ở chỗ, quan hệ kinh tế - thương mại vừa phải có tác động tích cực đối với tăng trưởng phát triển kinh tế vừa có tác động tích cực đối với việc phát triển xã hội, trực tiếp là kinh tế hàng hoá các tỉnh miền núi phía bắc. Đây là một trong những tiền đề để thực hiện mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam, nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Quan điểm này đòi hỏi, trong quan hệ kinh tế- thương mại phải khai thác phát huy các lợi thế so sánh của ta, trước hết là các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc; phải đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế hàng hoá; phải nâng cao đời sống của nhân dân; chống huỷ hoại, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường sinh thái; quan hệ đó phải góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển văn minh thương mại, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của quốc gia nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng núi phía Bắc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Hiện nay, ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, sản xuất còn lạc hậu, mang nặng tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp, chỉ tập trung độc canh cây lương thực vốn không phải là thế mạnh của vùng, nền kinh tế hàng hoá chưa thực sự có điều kiện để phát triển mạnh. Trong thời gian qua hoạt động thương mại qua biên giới Việt - Trung đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng còn ở phạm vi hẹp cần phải tiếp tục được phát huy trong thời gian tới, với mục tiêu tập trung khai thác và phát huy thế mạnh của vùng, thực hiện đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng, phát triển mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch, thương mại.

Bốn là, phát triển kinh tế - thương mại Việt - Trung được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của nhà nước, sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Để đảm bảo quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung phát triển lành mạnh, đúng hướng, đúng mục đích, phục vụ cho mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng và văn minh thì sự phát triển đó phải được thực hiện trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Nhưng nhiều thành phần kinh tế tham gia lại dễ dẫn đến chệch hướng, chệch mục tiêu do chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ trước mắt. Do vậy, phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, thông qua các công cụ pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tạo điầu kiện hỗ trợ, giúp đỡ các thành phần kinh tế khác cùng tham gia, phục vụ lợi ích chung của quốc gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w