Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu biên giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 90 - 91)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG QUỐC.

8.Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu biên giới.

Kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, thậm chí có lúc, có nơi giữ vai trò quyết định đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Các cửa khẩu biên giới Việt- Trung nằm ở khu vực có địa hình phức tạp, dốc, đồi núi cao lại xa các thành phố lớn, xa các trung tâm kinh tế của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển nhanh quan hệ kinh tế - thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt- Trung thì việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu là vấn đề cấp thiết cần được khẩn trương thực hiện.

Thực tế trong những năm qua, phía Trung Quốc đã chủ động chuẩn bị trước, họ đã xây dựng và phát triển cả giao thông vận tải, kho tàng, bến bãi, thông tin điện

chính, tín dụng. Về phía Việt Nam , trong thời gian qua chúng ta đã có sự đầu tư nhất định, nhưng kết cấu hạ tầng của ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế – thương mại với Trung Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ kinh tế – thương mại qua biên giới Việt – Trung còn hạn chế. Do đó, muốn đẩy mạnh quan hệ kinh tế- thương mại qua biên giới Việt – Trung thì chúng ta phải chủ động xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng sau:

- Việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới cần phải gắn với khuyến khích tập trung, thu hút và có chính sách ưu đãi thuận lợi cho cư dân làm ăn, sinh sống tại khu vực cửa khẩu và dọc trên các tuyến đường đi tới cửa khẩu, tạo môi trường sầm uất nhộn nhịp, phát triển giao lưu buôn bán.

- Phải xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng một cách toàn diện cả về giao thông vận tải, kho tàng bến bãi; cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cả về điện nước cho các cửa khẩu hoặc thị xã, thị trấn gần cửa khẩu; cả về thông tin liên lạc, chợ, khách sạn khu vực biên giới... Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải đồng bộ, phù hợp với điều kiện miền núi và mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước hiện tại và trong tương lai.

- Kết cấu hạ tầng phải tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá và tăng khả năng cạnh tranh trong quan hệ thương mại giữa hai nước, từ đó làm tăng thu nhập của người kinh doanh. Vì vậy, trong phát triển kinh tế- thương mại thì kết cấu hạ tầng là môi trường cứng, cần phải đi trước một bước.

Chương trình phát triển kế cấu hạ tầng từ nay đến năm 2010 , cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng (Trang 90 - 91)