CÁCH CẮT, BÓN PHÂN) ĐẾN LƯỢNG VÀ CHẤT CỎ HOÀ THẢO 1.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt
Người trồng cỏ hầu như không bao giờ thỏa mãn về sản lượng cỏ trên một đơn vị diện tích, họ thể hiện điều đó qua số lần cắt cỏ trong năm. Nhưng quan điểm của các nhà khoa học thì phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý học, hình thái học để quyết định khoảng cách cắt cỏ cho hợp lý (Hart và CS, 1968) [126].
Người ta có thể thu hoạch cỏ 2 - 10 lần/năm, phụ thuộc vào vĩđộ và dạng đồng cỏ sinh trưởng. Mặc dù số lần thu hoạch có thể khác nhau tùy theo khu vực, thu hoạch thường đạt đến sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất tại thời điểm liên quan tới giai đoạn thành thục (Marten và Hovin, 1980) [151]; (Matches và CS, 1970) [152].
Cắt quá ít lần trong năm, cỏ già, chất lượng kém, ảnh hưởng đến lứa tái sinh sau và ảnh hưởng đến sản lượng cả năm. Còn cắt nhiều lần trên năm, cỏ non, mềm, tỷ lệ tiêu hóa cao, tỷ lệ protein cao. Tuy nhiên, nếu cắt quá nhiều lần trong năm cũng không tốt, sẽ làm giảm khả năng tái sinh và năng suất cỏ; hàm lượng lân, kali, clo và protein trong cỏ giảm dần ở các lứa sau, đồng cỏ trơ trụi, đất xói mòn, đồng cỏ thoái hóa, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều.
Hare và CS, (2001) [125] cho biết thu cắt P. atratumở khoảng cách cắt 30 ngày chất lượng cỏ cao hơn so với thu cắt ở khoảng cách cắt 60 ngày và sản lượng vật chất khô giảm với sự sai khác không có ý nghĩa. B. multica cắt ở 30 ngày có tỷ lệ vật chất khô ít hơn 40 % so với cắt ở 60 ngày.
Quinquim Magiero, (2008) [207] đã tiến hành nghiên cứu cỏB. humidicolaở Rio de Janeiro và cho biết, sản lượng vật chất khô tăng lên theo mức phân bón tăng, nhưng sản lượng cỏ khi được bón ở các mức phân khác nhau, mà thu hoạch ở khoảng cách cắt 28 ngày (cắt 6 lần), thì sai khác nhau về năng suất là không có ý nghĩa. Từ những kết quả thu được sau 3 lần cắt ở khoảng cách 56 ngày, cho thấy sản lượng thu được tăng tương ứng với các mức phân, nhưng giữa các khoảng cách cắt 28 và 56 ngày có xu hướng khác nhau về sản lượng vật chất khô (khoảng cách cắt 56 ngày có sản lượng VCK cao hơn).
Cỏ Urochloa oligotricha cắt ở chiều cao cách mặt đất 5 cm cho sản lượng chất xanh là 57.500 kg/ha khi cắt hàng tháng, 67.000 kg/ha khi cắt 2 tháng/lần và 66.800 kg/ha khi cắt 3 tháng/lần (Semple, 1956) [209].
Schofield, (1944) [177] tại bắc Queensland, thu hoạch cỏ Urochloa oligotricha được 33.490 kg chất xanh/ha/năm khi cắt ở khoảng cách cắt là 2 tháng/lần và 33.600 kg chất xanh/ha/năm khi cắt ở 3 tháng/lần. Sản lượng protein đạt được là 976,64 kg/ha/năm, khi bón 114,2 kg CaO và 99,9 kg P2O5/ha/năm (12 tháng đầu).
Cỏ voi trồng ởđịa điểm khác nhau và khoảng cách cắt khác nhau thì cho sản lượng là khác nhau. Vicente - Chandler và CS, (1959) [195] cho thấy khi thu cắt cỏ ở 90 ngày dưới điều kiện mưa tự nhiên và được bón 897 kg N/ha/năm cỏ có thể cho sản lượng là 84.800 kg VCK/ha/năm. Nhưng sản lượng chỉ đạt 35.500 kg VCK/ha/năm khi nghiên cứu 3 năm tại Tobago (Walmsley và CS, 1978) [197] và
khi cắt ở 56 ngày tại CIAT, Colombia thì sản lượng chỉ đạt là 32.400 kg VCK/ha/năm (Moore và Bushman, 1978) [154]. Sản lượng chất xanh của cỏđạt được từ 40.000 - 50.000 kg/ha khi cắt ở khoảng cách 35 - 40 ngày ở Tulio Ospina Station, Colombia (Crowder và CS, 1970) [105].
Như vậy, khoảng cách giữa hai lần cắt cỏ vào khoảng 30- 60 ngày, tùy thuộc vào giống cỏ là thích hợp. Ở tuổi cỏ như vậy vừa đạt được sản lượng cao vừa đạt được chất lượng tốt.
1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón
Vai trò của phân bón là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì của đất, góp phần cải tạo đất.
Những bãi chăn thuộc loại trung bình (sản lượng cỏ khô 2,5 tấn/ha/năm) thì một năm tiêu tốn chừng 70 kg N; 7,5 kg P; 37 kg Ca và 60 kg K2O/ha. Vì vậy, hàng năm phải bù đắp một lượng lớn hơn thếđể bù đắp cho cây (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Người ta thấy rằng cứ bón 1 kg N sẽ làm tăng 20 - 30 kg cỏ khô, bón 1 kg P2O5 tăng 7 - 8 kg cỏ khô và bón 1kg K2O tăng 8 - 10 kg cỏ khô; Bón vôi làm tăng sản lượng 5 - 10 tạ/ha.
Để bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ đặc tính, đặc điểm và tác dụng của từng loại phân bón đối với cỏ. Chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về tác động của một số loại phân bón chính đến năng suất và chất lượng cỏ như sau:
1.3.2.1. Vai trò của phân đạm
Hàm lượng nitơ tổng số trong đất khoảng 0,05 - 0,25 %, phần lớn chứa trong các hợp chất hữu cơ (chiếm 5 % trong mùn), do đó, nhìn chung đất càng giàu mùn thì ni tơ tổng số càng nhiều (Cao Liêm và Nguyễn Văn Huyên, 1975) [41].
Theo Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, (2006) [83] đạm có trong thành phần protein, các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào. Đạm có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất. Đạm còn có trong các men của cây, trong ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào (Ngô ThịĐào và Nguyễn Hữu Yêm, 2007) [22].
Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [4]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển nhanh, cành lá, nhánh phát triển mạnh. Đó là cơ sởđể cây trồng cho năng suất cao (Ngô ThịĐào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [22].
Nếu bón thừa đạm thì cây phải hút nhiều nước để giải độc amon nên tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mềm mại, che bóng lẫn nhau và gây ảnh hưởng tới quang hợp. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có mầu xanh tối, quá trình sinh trưởng (phát triển của thân, lá) bị kéo dài, cây thành thục muộn, phát triển um tùm, dễđổ lốp, dễ mắc sâu bệnh, rễ cây kém phát triển.
Nếu thiếu đạm, cây cỏ sẽ cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả, lúc này lá già sẽ chuyển đạm nuôi các lá non nên lá già rụng sớm. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lũy ngắn, năng suất thấp.
Nhiều tác giảđã nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng của nitơđến sản lượng đồng cỏ hòa thảo và tìm ra sự tương quan giữa liều lượng N được bón với năng suất chất xanh và hiệu quả bón phân (Allen và CS, 1978) [84]; (Belesky và Wilkinson, 1983) [89]; (Christians và CS, 1979) [101]; (Fribourg và CS, 1979) [115]; (Hanson và CS, 1978) [121].
Về liều lượng bón đạm, các kết quả nghiên cứu chỉ ra như sau:
Đối với cỏ họ đậu: Liều lượng bón tối ưu cho đồng cỏ alfalfa là 90 - 120 kg N/ha/năm, đối với cỏ orchard là 140 kg N/ha/năm (Jung và Baker, 1973) [132] và cỏorchard hỗn hợp với cỏtall fescure là 180 kg N/ha/năm (Wanger, 1954) [198].
Đối với cỏ hòa thảo: Liều lượng bón tối ưu cho cỏbermuda là 55 kg N/ha/lứa cắt, hay 448 kg N/ha/năm, năng suất vật chất khô bắt đầu giảm khi vượt quá 450 kg N/ha/năm (Burton và Jacson, 1962) [99]. Jailson Lara Lagundes và CS, (2005) [205] thí nghiệm bón đạm với các liều lượng từ 75 - 300 kg N/ha/năm và thấy sản lượng vật chất khô của cỏ tỷ lệ thuận với mức bón đạm tăng. Thí nghiệm của Smith, (1972) [187] chỉ ra rằng, khi bón đạm tăng từ 0 - 940 kg N/ha/năm, thì sản lượng vật chất khô đạt được tối đa ở mức bón 313 kg N/ha/năm và sản lượng vật chất khô bắt đầu giảm khi bón vượt quá 450 kg N/ha/năm. Theo Wedin, (1974) [199] sản lượng có thể tăng cho tới tận liều lượng bón 336 - 404 kg N/ha/năm, khi bón liều lượng trên 500 kg N/ha/năm sản lượng cỏ sẽ giảm.
Tại Stillwater, Oklahoma, Mỹ, Pumphrey, (1978) [161] nghiên cứu cỏ E. curvulla
được trong 4 năm cho thấy: Năng suất VCK trung bình trong mùa hè từ tháng 7 đến tháng 11 là 3.178 kg/ha, khi không bón phân và 8.502 kg/ha, khi được bón 224 kg N và 45 kg P2O5/ha.
Khi lượng đạm bón cho đồng cỏ hòa thảo tăng, mức nitrat sẽ tăng theo. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác với khả năng ngộ độc nitrat, nếu bón quá liều lượng nitrogen (Rhykerd và Noller, 1973) [168]; (Stritzke và Murphy, 1982) [189];
(Wedin, 1974) [199]. Bón đạm có ảnh hưởng đến độ ngon miệng và lượng cỏ ăn vào của gia súc. Khi không bón đạm và bón ở các mức vừa phải cho đồng cỏ hòa thảo, thì khi bón tăng lượng đạm sẽ tăng khả năng thu nhận cỏ của động vật (Rhykerd và Noller, 1973) [168]. Tuy nhiên, không có sự khác nhau về khả năng ăn của gia súc đối với cỏ được bón đạm vừa phải và mức cao (Belesky và Wilkinson, 1983) [89].
Như vậy, liều lượng đạm bón cho cỏ họđậu và hòa thảo có sự khác nhau, với cỏ họ đậu thì thấp hơn, còn với cỏ hòa thảo thì cao hơn. Liều lượng bón hữu hiệu cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200 kg N/ha/năm, còn cho cỏ hòa thảo khoảng từ 300 - 400 kg N/ha/năm. Bón liều lượng thấp quá, sản lượng cỏ tăng không rõ rệt, bón cao quá lại làm giảm sản lượng cỏ.
Bón đạm đã nâng cao chất lượng và tính ngon miệng của cỏ. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng bón đạm với liều lượng cao sẽ dẫn đến tích tụ nitrat trong cỏ và dẫn đến gây ngộđộc cho gia súc.
1.3.2.2. Vai trò của phân lân
Photpho là một nguyên tốđa lượng cần thiết cho cây trồng, Nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và động vật (Woodhouse và Griffith, 1973) [200].
Tác dụng của phân lân thể hiện ở vai trò của nguyên tố photpho đối với thực vật. Photpho tham gia tạo nên các vật chất di truyền (ADN, ARN, Axit nucleic), các hợp chất cao năng (ADP, ATP,...). Photpho còn có tác dụng làm tăng cường phát triển bộ rễ cây (đặc biệt là thời kỳ đầu sinh trưởng). Cây đủ photpho, bộ rễ phát triển sớm, lông hút xum xuê, là cơ sở tạo bộ rễ vững chắc để cây hút chất dinh dưỡng và phát triển tốt. Thiếu photpho ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và chắc hạt, nên năng suất hạt giảm rõ rệt (Nguyễn Công Vinh, 2002) [81].
Teitzel và CS, (1978) [193] chỉ ra ở các vùng có lượng mưa từ 1.500 - 3.750 mm, nhưở Bắc Queenland, thì lượng phân bón cho cỏ trồng hòa thảo như sau: Ở vùng đất đỏ bazan, đất có nguồn gốc từ đá granite, đất đá biến chất, đất cát gần biển phải bón năm đầu tiên là 500 kg super photphat/ha và ở năm thứ hai trở đi là 300 kg super
photphat/ha.
Đối với các đồng cỏ họ đậu: Mức bón phân cho đồng cỏ alfalfa chủ yếu là bón hàng năm với lượng tương đương với lượng P, K bị mất do thu hoạch (Skerman và Riveros, 1990) [185]. Tại New Jersey người ta thấy khi không bón
lân và kali (0; 0), thì sản lượng cỏ trung bình qua 5 năm là 10,3 tấn/ha/năm, còn khi bón với tỷ lệ 84 kg/ha P2O5 và 336 kg/ha K2O làm tăng sản lượng lên 16,1 tấn/ha/năm (Bear và Wallace., 1950) [92]. Ở Virginia, qua 3 năm, sản lượng cỏ alfalfa tăng từ 7,2 lên 11,7 tấn/ha/năm, khi bón 100 kg P2O5/ha/năm. Cũng ởđó, kết quả chỉ ra rằng, sự tăng là có ý nghĩa về sản lượng ở cỏorchard khi bón lân ở mức 25 và 100 kg P2O5/ha/năm (Lutz, 1973) [146].
CỏDallis trồng kết hợp với bộđậu khi sử dụng hàm lượng nitơ cao từ 20 đến 100 kg N/ha/năm nên bón thêm 67 kg P2O5 và 34 kg K2O (Bennett, 1973) [90]; (Holt và Houston, 1954) [128]. Khi bón phân lân cho đồng cỏ hỗn hợp kết hợp với tưới nước cho đồng cỏ smooth brome, timothy, orachard, blue kết hợp với red clover, với các tỷ lệ phân là 0, 20, 40, 60 kg P2O5/ha thì sản lượng cỏ tăng tương ứng là 12,2; 15,8; 16,7; 19,1 tấn/ha (Rehm và CS, 1975) [166]. Ở Ấn Độ, sản lượng vật chất khô của cỏ Sehima community khi bón 40 kg P2O5/ha làm tăng sản lượng cỏ khô từ 5824 kg/ha lên 6471 kg/ha (Dabadghao và Shankarnarayan, (1970) [106].
Người ta thường bón cho cỏ sorghum 125 - 250 kg super photphat/ha khi gieo hạt (Skerman và Riveros, 1990) [185].
Marinho Guerra và CS, (2005) [206] cho biết: CỏB. decumbens khi bón phân bởi các nguồn phot pho khác nhau, với liều lượng 200 kg/ha thì trisuperphotphat hay đá Araxas phốt phát đã làm tăng có ý nghĩa năng suất vật chất khô, vào thời điểm cắt đầu tiên lần lượt là 201 % và 112 %, so với đối chứng không được bón phân chứa photpho.
Theo John Moran, (2005) [131], để sản xuất ra sản lượng hàng năm khoảng 150 tấn cỏ tươi/ha, cỏ Napier hay Guineas đòi hỏi phải bón 880 kg N, 252 kg P2O5 và 756 kg K2O/ha. Để đạt được sản lượng cỏ cao cần sử dụng phân vô cơ như ure và super photphat. Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ là chất thải của gia súc thì không đáp ứng đủ dinh dưỡng P, N cho cỏ sinh trưởng.
Đối với cỏ Pennisetum polystachyon, người ta thường bón ban đầu là 448 kg superphotphat/ha, bón hàng năm là 228 kg/ha. ỞẤn Độ, bón hằng năm trên mặt đất cho cỏ với lượng 158 kg amonium sulphat/ha (Skerman và Riveros, 1990) [185].
Như vậy, cần phải bón liều lượng phân lân lớn cho đồng cỏ mới gieo hoặc trồng lần đầu tiên, liều lượng này vào khoảng 300 - 500 kg super photphat tương đương với 60 - 100 kg P2O5/ha.
Từ năm thứ 2 trở đi, có thể bón lân với liều lượng thấp hơn, khoảng từ 150 đến 300 kg super photphat, tương đương với 20 - 60 kg P2O5/ha/năm.
Tùy thuộc vào loại đất và giống cỏ để bón liều lượng lân cho phù hợp, đồng thời, phân lân phân giải chậm, vì vậy phải bón toàn bộ lượng phân một lần khi gieo, trồng và bón vào cuối thu hoặc đầu xuân đối với đồng cỏ từ năm thứ 2 trởđi.
1.3.2.3. Vai trò của phân kali
Kali là một khoáng đa lượng vô cùng thiết yếu cho cây sinh trưởng. Nó được sử dụng với số lượng lớn hơn photpho. Trong mô cây sống, trung bình tỷ lệ (%) kali xấp xỉ bằng 8 - 10 lần của photpho; Trong đất, tỷ lệ K2O tổng số có thể từ 0,5 - 3 % (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Đất nhiệt đới chứa kali ít hơn đất ôn đới, vì vùng nhiệt đới mưa nhiều, các ion K+ lại dễ bị rửa trôi. Rất nhiều vùng đất ở Việt Nam cần phải bón phân kali (Lê Văn Căn, 1978) [9]. Khi cây lấy đi lượng lớn kali, đất phải được cung cấp thêm kali.
Kali làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào. Nó còn giúp cây trồng chống bệnh, chống rét... có thể lấy được từ đá mẹ trong đất hoặc lấy từ phân chuồng (Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, 2006) [83].
Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch, giúp cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ lốp cho cây. Kali còn kích thích sự hoạt động của các men, do đó, cây tăng cường trao đổi chất, tăng hình thành axit hữu cơ, tăng trao đổi đạm, tổng hợp protit, do vậy mà hạn chế tích lũy nitrat trong lá, tăng khả năng chống rét và tăng khả năng đẻ nhánh.
Kali giúp cho cây trồng không hút đạm ồ ạt, nói một cách khác là chống bội thực đạm của cây, tránh hiện tượng lá thì nhiều, mà hạt và quả thì ít. Cùng một lượng đạm, nếu ta tăng dần lượng phân kali, thì ở liều thấp kali cho bội thu rất cao. Thế nhưng, cứ tăng kali đến một ngưỡng nào đó, thì năng suất lại giảm đột ngột.
Tỷ lệ kali trong cây biến động trong phạm vi từ 0,48 - 1,85 % so với tổng khối lượng chất khô (Đào Văn Bảy và Phạm Tiến Đạt, 2007) [4].
Kali được cây tiêu thụ rất lãng phí, đặc biệt là cỏ hòa thảo. Cây có chiều hướng hấp thu số lượng kali nhiều hơn giới hạn chúng đòi hỏi cho sinh trưởng và phát triển thích hợp (Lutz, 1973) [147].
Ảnh hưởng của liều lượng phân kali bón riêng biệt cho cỏ thường ít được chú trọng và nghiên cứu, mà thường được bón kết hợp với các loại phân khác như N. P... và ảnh hưởng của phân kali tới các loại cỏ cũng gắn liền với sự ảnh hưởng