Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất của cỏ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt" (Trang 72 - 76)

Khi tăng khoảng cách cắt cỏ từ 30, 45, 60 và 75 ngày thì ở KCC ngắn số lứa cắt được nhiều hơn và ngược lại. Số lứa cắt tương ứng với 4 khoảng cách cắt nói trên là 8; 5; 4 và 3. Năng suất của từng lứa cắt được trình bày cụ thể tại các bảng

1.1, 1.3, 1.7, 1.9, 1.13, 1.15, ở phần phụ lục 1, còn năng suất trung bình/lứa được trình bày tại bảng 3.8 dưới đây.

* Năng sut trung bình ca cỏở năm th nht

Năng suất trung bình của cả 3 cỏ thí nghiệm B.brizantha 6387, P. atratum

B. decumbens ở KCC khác nhau có sự chênh lệch khá lớn, năng suất trung bình ở các KCC 30; 45; 60; 75 ngày của cỏB. brizantha 6387 tương ứng là 76,04; 141,22; 190,69; 249,26 tạ/ha/lứa cắt; cỏ P. atratum là 82,15; 159,00; 214,86 và 295,18 tạ/ha/lứa cắt và của cỏ B. decumbens là 52,15; 94,89; 128,61; và 173,33 tạ/ha/lứa. Trong cùng một giống cỏ, năng suất trung bình ở các KCC khác nhau thì sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001.

Bảng 3.8: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau năm 1 và 2 (tạ/ha/lứa)

Các khong cách ct và năng sut c

Tên cCh tiêu

30 ngày 45 ngày 60 ngày 75 ngày

NSTB 1 76,04a 141,22b 190,69c 249,26d NSTB 2 62,22a 110,55b 159,72c 185,33d TB 69,13 125,89 175,21 217,30 B. brizantha 6387 SL TB 67,750 79,528 86,056 83,723 NSTB 1 82,15a 159,00b 214,86c 295,18d NSTB 2 73,43a 136,46b 195,09c 233,71d TB 77,79 147,73 204,98 264,45 P. atratum SLTB 76,917 94,334 98,500 104,528 NSTB 1 52,15a 94,89b 128,61c 173,33d NSTB 2 45,78a 79,72b 114,72c 139,11d TB 48,97 87,31 121,67 156,22 B. decumbens SLTB 48,333 55,611 60,139 60,778

Khoảng cách cắt ngắn (30 ngày) có năng suất thấp là do cỏ chưa sinh trưởng tối đa đã bị thu cắt và cỏ cũng không đủ thời gian cho việc tổng hợp các chất dinh dưỡng dư thừa ở bộ phận trên mặt đất (thân, lá) để vận chuyển ngược xuống phần gốc, rễ dùng cho việc tái sinh tiếp theo. Chính vì vậy, nếu liên tục cắt cỏ với KCC ngắn, cỏ sẽ bị suy kiệt và tàn lụi. Các tác giả Schofield (1944) [177]; Quinquim Magiero và CS (2008) [207]; Semple, (1956) [209] khi nghiên cứu về KCC của một

số giống cỏ khác cũng có kết quả tăng năng suất và sản lượng khi tăng KCC tương tự như kết quả của chúng tôi.

Khoảng cách cắt dài (75 ngày) năng suất của các cỏ thí nghiệm tăng cao nhất nhưng cỏ đã hết giai đoạn sinh trưởng, lá ở phần gốc bắt đầu vàng úa và khô đi, tỷ lệ nước ở trong lá và thân giảm. Như vây, khoảng cách cắt quá dài không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cỏở kỳ tiếp theo.

Để thấy rõ hơn về mối tương quan giữa KCC với năng suất của cỏ, chúng tôi đã dựng được phương trình hồi quy khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày như sau:

CỏB. brizantha 6387: YNS = -36,8711 + 3,83056.XKCC; R2 = 69,2; P < 0,001 CỏP. atratum: YNS = -55,5262 + 4,63198.XKCC; R2 = 67,7; P < 0,001 CỏB. decumbens: YNS = - 26,7331 + 2,64599.YKCC; R2 = 58,8; P < 0,001 Ghi chú: YNS: Y là năng suất cỏ tính bằng tạ/ha/lứa; XKCC: là khoảng cách cắt (30, 45, 60, 75) tính bằng ngày.

Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa KCC với năng suất cỏ có dạng đường thẳng. Ví dụ về phương trình hồi quy của cỏB. brizantha 6387 như sau:

70 60 50 40 30 300 200 100 0 KCC (ngày) N a n g s u a t (t â n ) R-Sq(adj) = 69,2 % R-Sq = 70,8 % S = 42,4379 Y ns = -36,8711 + 3,83056Xkcc (ngày )

Hoi quy giua nang suat v a KCC co B. brizantha 6387 nam 1

Như vậy, Tăng KCC từ 30 lên 75 ngày có mối tương quan thuận với tăng năng suất cỏ và có hệ số tương quan rất chặt chẽ R2 từ 58,8 % đến 69,2 % với P < 0,001.

* Năng sut trung bình ca cỏở năm th hai

Năng suất trung bình của các KCC khác nhau trong năm thứ hai cũng vẫn có sự chênh lệch lớn nhưở năm thứ nhất. Năng suất cỏ trung bình ở các KCC 30; 45; 60 và 75 ngày ở cỏ B. brizantha 6387 dao động từ 62,22 đến 185,33 tạ/ha/lứa cắt; ở cỏ

P. atratum là từ 73,43 đến 233,71 tạ/ha/lứa cắt; ở cỏ B. decumbens từ 45,78 đến 139,11 tạ/ha/lứa cắt. Trong cùng một giống cỏ, năng suất trung bình/lứa cắt của các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001.

Nhìn chung, năng suất trung bình/lứa của năm thứ hai thấp hơn năm thứ nhất. Sở dĩ như vậy là do năm thứ hai có số lứa cắt nhiều hơn năm thứ nhất, nhưng một nửa số lứa cắt này lại nằm trong mùa khô nên năng suất của cỏ thấp.

Năng suất của cỏở các KCC khác nhau trong năm thứ hai cũng có mối tương quan chặt chẽ với tăng KCC từ 30 đến 75 ngày và có phương trình hồi quy đường thẳng lần lượt như sau:

CỏB. brizantha 6387: YNS = -21,0839 + 2,86578.XKCC; R2 = 36; P < 0,001 CỏP. atratum: YNS = -38,2355 + 3,80319.XKCC; R2 = 40; P < 0,001 CỏB. decumbens: YNS = -17,0873 + 2,13115.XKCC; R2 = 35,4; P < 0,001 Mặc dù, khoảng cách cắt ngắn thì cắt được nhiều lứa, nhưng do năng suất của một lứa thấp nên vẫn có sự chênh lệch về sản lượng giữa các KCC với nhau. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC 30; 45; 60 và 75 ngày tương ứng của cỏ B. brizantha 6387 là 67,750; 79,528; 86,056 và 83,723 tấn/ha/năm; cỏ P. atratum là 76,917; 94,334; 98,500 và 104,528 tấn/ha/năm; cỏ B. decumbens là 48,333; 55,611; 60,139 và 60,778 tấn/ha/năm. Điểm khác biệt về sản lượng giứa cỏP. atratumB. decumbens

với cỏB. brizantha 6387 là sản lượng cỏở KCC 75 ngày vẫn tiếp tục tăng trong khi đó cỏB. brizantha 6387 sản lượng lại giảm so với KCC 60 ngày. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC khác nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001, trừ sản lượng của 2 KCC 60 và 75 ngày là không có sự sai khác nhau rõ rệt. Các tác giả Hare và CS, (2001) [125]; Pumphrey, (1978) [161]; Quinquim Magiero và CS, (2008) [207]; N. de L. Costa và CS, (2008) [203]; Flavio, (2008) [204] khi nghiên cứu về KCC của một số cỏ khác cũng có kết quả về biến động năng suất cỏ tương tự của chúng tôi.

So sánh giữa cỏP. atratum với cỏB. brizantha6387 chúng tôi thấy: CỏP. atratum có khả năng sinh trưởng dài hơn hay nói cách khác là tuổi thành thục muộn hơn cỏ

B. brizantha 6387, hơn nữa, cỏ P. atratum lại vượt trội hơn hẳn B. brizantha

6387 về khả năng sinh trưởng, tái sinh, diện tích và khối lượng lá. Chính vì vậy, cỏ P. atratum luôn có khối lượng chất xanh cao hơn cỏ B. brizantha6387.

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi còn nhận thấy, cỏP. atratum khác với cỏB. brizantha là biểu hiện lá phần dưới gốc bị úa ít hơn cỏB. brizantha 6387 và phần thân dưới gốc thường mềm hơn ngay cả khi cắt ở KCC 75 ngày. Điều này càng minh chứng rằng cỏ này có tuổi thành thục muộn và đây cũng là đặc điểm của hầu hết các cỏưa nước.

Qua thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Trong 3 giống cỏ thí nghiệm, cỏ

B. decumbens có năng suất thấp hơn so với 2 giống cỏ còn lại. Do cỏ có chiều cao thảm cỏ thấp nhất, thành thục nhanh, nhanh ra hoa, thân nhỏ, lá nhỏ hơn so với hai giống còn lại.

Nếu chỉ căn cứ vào sản lượng cỏ tươi thì ở năm thứ nhất cắt cả 3 cỏ thí nghiệm với KCC 60 ngày là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt" (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)