Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ ở các KCC khác nhau

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt" (Trang 82)

Khi tăng KCC từ 30 lên 75 ngày thì cả ba cỏ thí nghiệm đều cho sản lượng cỏ trong mùa mưa tăng dần theo KCC tăng. Trong đó, sản lượng cỏ B. brizantha 6387

tăng từ 56,001 đến 74,778; ở cỏP. atratum từ 60,389 đến 88,556; ở cỏB. decumbens

từ 37,666 đến 52,000 tấn/ha/mùa mưa. Tỷ lệ về sản lượng cỏ trong mùa mưa của cả 3 cỏ thí nghiệm dao động từ 67,91 % đến 75,24 %.

Khi tăng KCC thì sản lượng cỏ trong mùa đông cũng tăng, do đó tổng sản lượng cỏ cả hai vụ tăng theo. Tỷ lệ sản lượng cỏ trong mùa khô của cỏB. brizantha 6387, P. atratumđạt cao nhất ở KCC 45 và 60 ngày lần lượt là 31,25 % và 30,29 % (đối với cỏ B. brizantha 6387); từ 26,82 % và 32,09 % (đối với cỏP. atratum), riêng cỏ B. decumbens lại cao nhất ở KCC 30 và 45 ngày là 30,46 % và 29,53 %. Theo chúng tôi ở KCC quá ngắn (30 ngày) khiến cho cây có thời gian sinh trưởng dài không đủ thời gian để tích lũy các chất dinh dưỡng ở phần gốc và rễ để phục vụ cho chu kỳ tái sinh sau nên khi vào mùa khô cỏ thiếu dinh dưỡng nên tỷ lệ về sản lượng của cỏ B. brizantha 6387P. atratum ở KCC 30 ngày thấp hơn so với KCC 45 ngày và 60 ngày; còn ở KCC quá dài (75 ngày) thì cây trở nên già yếu, sức nẩy mầm giảm vì vậy tỷ lệ sản lượng cỏ trong mùa khô cũng giảm so với KCC 45 và 60 ngày. Riêng cỏ B. brizantha 6387 thì tỷ lệ về sản lượng cỏ trong mùa khô lại cao nhất ở KCC 30 và 45 ngày, do cỏ này là cỏ thân bò và thành thục nhanh (thường ra đòng vào thời gian từ 30 ngày trởđi). chính vì vậy, khoảng cách cắt ngắn giúp cho chúng luôn được trẻ hóa và tăng sức nẩy mầm cho lần sau còn cắt quá dài thì lúc này hoa đã tàn và cỏ bắt đầu tàn lụi dẫn đến sức nẩy mầm của lần sau giảm vì vây, khi gặp điều kiện bất lợi của mùa khô thì cỏ càng bị hạn chế hơn so với mùa mưa.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt" (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)